Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 27/11/2010, 1:49 pm
Tôi Xin Giới Thiệu Cho Các Bạn Sơ Bộ Về Một Số Nghề Nghiệp Sau : (Nếu Có Nhầm Lẫn Chỗ Nào Xin Cho Ý Kiến Bổ Sung)
Copywriter - nghề dành cho giới trẻ
Copywriter được coi là những “thợ đẽo chữ”. Những bạn trẻ đam mê sáng tạo, muốn làm việc trong một môi trường mở, đầy tính sáng tạo thì copywriter - viết lời quảng cáo - là một nghề phù hợp dành cho các bạn trẻ. Cơ hội nghề nghiệp với những người chọn nghề này không hề nhỏ khi nhu cầu xã hội ngày càng cao.
Nghề tay ngang
Có thể nói như vậy với các copywriter đang làm việc tại VN. Đây là nghề còn khá mới mẻ nên đội ngũ nhân sự copywriter đều học từ ngành khác chuyển sang. Trong đó, đa phần tốt nghiệp các trường báo chí, ngoại thương, ngoại ngữ... thậm chí cả bách khoa. Những ai có khả năng ngôn ngữ tốt, có ý tưởng sáng tạo đều có thể làm được trong nghề này. Tuy nhiên, ngoài kỹ năng viết, một copywriter cần phải trau dồi kiến thức tổng hợp bởi họ phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhiều người nghĩ, công việc của một copywriter chỉ là viết lời quảng cáo, tuy nhiên yêu cầu công việc lớn nhất của một copywriter là phải đưa ra nhiều ý tưởng mới. Phần này chiếm 70% trong các công đoạn hoàn thành công việc của một copywriter. Còn việc trau chuốt, chỉnh sửa câu chữ, viết slogan cho hay, độc đáo sẽ là phần sau. Do đặc thù là công việc sáng tạo, nên công việc không chỉ dừng lại trong văn phòng mà các ý tưởng còn đeo đuổi bạn ngay cả khi ăn, ngủ. Bù lại bạn sẽ có một mức lương hấp dẫn.
Nguyễn Ngọc Cường (26 tuổi, nhân viên copywriter một Cty quảng cáo) cho biết: “Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc, mức lương một tháng có thể từ 400-500USD. Nếu ở mức quản lý thì lương có thể lên đến hàng chục nghìn đô. Ngoài mức lương cao, copywriter còn có nhiều cơ hội được nâng cao tay nghề, cơ hội đi nước ngoài học hỏi bạn bè quốc tế”.
Nhu cầu cao
Các công ty quảng cáo, truyền thông trong và ngoài nước, đều luôn có nhu cầu tuyển copywriter. Sự gia tăng các DN và các sản phẩm trên thị trường khiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do đó, các DN rất quan tâm đến quảng cáo, quảng bá thương hiệu. Hiện, chưa có trường đào tạo chuyên về nghề copywriter, nên ngành quảng cáo thiếu hẳn nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Với sự phát triển của ngành quảng cáo, nhất là sau năm 2007, khi các Cty quảng cáo nước ngoài được chính thức đầu tư vào VN, nghề copywriter được cho là có nhiều cơ hội phát triển.
Mặc dù chưa có trường đào tạo, những người muốn theo đuổi nghề copywriter cũng cần phải có chút kinh nghiệm lận lưng, dù không trực tiếp thì cũng là gián tiếp. Nhà tuyển dụng sẽ không tuyển ai mà không có chút hiểu biết và kỹ năng về công việc đó, dù yêu thích.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành quảng cáo, các bạn trẻ khi phỏng vấn tuyển dụng nên: Tập hợp danh mục một số Cty, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, thử phác thảo ra việc cần làm để quảng bá cho các sản phẩm đó đến người tiêu dùng. Sau đó thử lên kịch bản quảng cáo truyền hình hay đơn giản hơn là viết lời quảng cáo cho các sản phẩm/dịch vụ đó. Nếu nhìn thấy khả năng sáng tạo của bạn, nhà tuyển dụng không có lý do gì mà lại từ chối.
Đàm Anh laodong.com.vn
Nhọc nhằn nghề lau mồ hôi, nở nụ cười
Cẩn thận, kiên nhẫn... là những đức tính rất cần khi làm điều dưỡng
Áp lực, lo lắng, thời gian thất thường... là những đặc điểm khó khăn khi bước chân vào nghề điều dưỡng. Nhưng đã vào nghề, hiếm người dứt được với nghề.
Khi bệnh nhân đông đúc, điều dưỡng chịu sức ép lớn. Bệnh nhân trở bệnh nặng, điều dưỡng lo lắng. Bệnh nhân bệnh lâu ngày, bốc mùi, điều dưỡng làm vệ sinh. Bệnh nhân không vừa ý, điều dưỡng bị chửi... và còn nhiều những khó khăn mà điều dưỡng phải chịu.
Thế nhưng, đa số "người trong nghề" đều cho rằng những điều đó không là gì khi họ đến với nghề. Mà cái buồn lớn nhất là khi không thể giúp gì để bệnh nhân có thể sống và khỏe mạnh hơn.
“Người thân” khó quên
Chị Khuất Thị Vui, người điều dưỡng thâm niên đã không thể nào quên được kỷ niệm với một bệnh nhân ở Khoa Hồi sức, Bệnh viện Việt - Pháp (TP.HCM).
Chị kể: Có lần, chị gặp một bệnh nhân người Campuchia trạc tuổi mình. Lúc nhập viện, bệnh nhân này trong tình trạng nổi ban đỏ. Sau một thời gian chăm sóc, bệnh nhân khỏe lại và cả hai quý nhau như chị em.
Có một ngày, chị Vui được báo bệnh nhân Campuchia gọi chị vào gặp. Nghĩ người ấy đã khỏe, chị lại đang lúc bận rộn nên không vào gặp. “Ấy thế mà tôi phải hối hận đến bây giờ!” - chị Vui ngậm ngùi nói. Bởi vì người bạn ấy trở bệnh nặng và đã ra đi vào ngày đó.
Còn với chị Nguyễn Thị Hải Yến đang công tác tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) luôn day dứt từ câu chuyện của những ngày đầu vào làm ở bệnh viện.
Ngày ấy, có một bệnh nhân xuất huyết não và bị hôn mê 2-3 ngày. Thấy cảnh người nhà bệnh nhân lo lắng vào ra liên tục. “Tôi tưởng chừng như tôi cũng là một trong số người thân đó. Có bao nhiêu thời gian, tôi dành hết để chăm sóc cho bệnh nhân” - chị Yến nói.
“Thế rồi, người đó cũng ra đi” - nói xong, chị buồn buồn cúi đầu im lặng một lúc lâu.
Lau mồ hôi, nở nụ cười
Những câu chuyện buồn dần dần cũng chỉ còn trong quá khứ. Sự thăm hỏi, gần gũi của nhiều bệnh nhân khỏe lại sau khi được chị Hải Yến chăm sóc như tiếp thêm sinh lực để chị vui vẻ sống với nghề.
Chị Yến cho biết từ khi vào nghề, chị bỗng có thêm nhiều ông ba, ông bác. Nhiều bệnh nhân khi hết bệnh và xuất viện đã coi chị như con, như cháu, lâu lâu lại gọi điện hỏi thăm sức khỏe.
Khi hỏi vì sao chị làm tốt được công việc, chị cho rằng chỉ cần xem bệnh nhân như người nhà, dành nhiều tình cảm và thật lòng quan tâm đến họ tự khắc sẽ làm tốt.
Anh Phạm Xuân Huệ, điều dưỡng phòng mổ, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết công việc của anh là phụ bác sĩ khi có ca mổ. Vì thế, thời gian cũng rất thất thường. Có khi giữa khuya đi làm, thức trắng đêm, đứng phụ mổ với bác sĩ mỏi cả chân. "Trong lúc phụ mổ, tôi sợ nhất là sự buồn ngủ, vì không đủ tỉnh táo có thể sẽ làm hại đến bệnh nhân”.
Anh tự nhận xét: “Nghề này khá cực vì làm công việc gì khác nếu quá mệt có thể bỏ về sớm, hôm sau làm tiếp, chứ nghề điều dưỡng không thể bỏ lại bệnh nhân được".
Ngoài công việc ra, anh còn thường xưyên tư vấn cho người nhà bệnh nhân hoặc bệnh nhân. Những lúc khách đến đông, anh Huệ vã mồ hôi trò chuyện với từng người. “Nhưng làm cái này vui lắm! Có nhiều người được tư vấn, tôi không nhớ mà họ vẫn nhớ tới tôi. Mặc dù lúc tư vấn, tôi cũng chỉ biết gì nói đó” - anh Huệ tâm sự.
Anh nói thêm: “Tôi còn thấy vui vì tư vấn được cho những người ở xa tới. Cũng là dân tỉnh lẻ lên thành phố, tôi hiểu rõ nỗi cực khổ của họ như ba má tôi, như người ở quê tôi vậy”.
Nói về cái nghề của mình, anh Huệ cho rằng, bệnh viện không phải là cái chợ nên bệnh nhân không thể trả giá. “Mình nói bao nhiêu họ trả bấy nhiêu. Nếu không có cái tâm, mình chỉ làm khổ bệnh nhân” - anh chia sẻ.
Trước đồng tiền bồi dưỡng của một số người nhà bệnh nhân khá giả, người điều dưỡng nếu không vững vàng sẽ dễ dàng bị tha hóa. Và hầu hết trong số họ khi nói về nghề điều dưỡng của mình đều cho rằng, họ phải luôn tự nhắc nhở bản thân mỗi ngày để giữ được cái tâm từ mẫu của một lương y.
Chị Khuất Thị Vui: Sợ nhất là sự vô cảm với nỗi đau bệnh nhân
Đây là nghề đơn giản, làm hoài rồi sẽ quen tay. Để kiếm được việc làm, họ có thể chỉ mất 2 năm. Trong khi đó, lương nghề này cũng trung bình từ 3-5 triệu rồi.
Ở bệnh viện, điều dưỡng chịu trách nhiệm theo dõi tình trạng bệnh nhân để báo lại cho bác sĩ biết, thay băng, chích thuốc, rửa vết thương, dùng các thủ thuật thông dạ dày, thông tiểu... cho bệnh nhân. Ngoài chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng còn chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân. Những công việc của điều dưỡng hầu như giống nhau nhưng cách thức làm tùy vào cái tâm mỗi người. Đối với tôi, nỗi sợ lớn nhất khi làm nghề này là trơ lỳ vô cảm với nỗi đau của bệnh nhân.
Cũng có lúc chán, tôi cũng muốn tìm một công việc khác, nhưng rồi nghĩ lại, nếu có bỏ chắc rồi tôi sẽ quay lại thôi. Bởi làm điều dưỡng tôi vừa chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, vừa chăm sóc cho bản thân tôi và cả những người xung quanh.
Ths. Trương Tấn Trung, phụ trách công tác tuyển sinh Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết hiện nay, bệnh viện nào cũng rất cần điều dưỡng. Nhu cầu quá cao về điều dưỡng khiến những ai học ra trường rất khó thất nghiệp.
Nghề điều dưỡng khi làm việc tại các bệnh viện gồm có: Điều dưỡng ngoại khoa, điều dưỡng nội khoa, điều dưỡng sản phụ khoa, điều dưỡng nhi khoa, điều dưỡng truyền nhiễm, điều dưỡng bệnh chuyên khoa, điều dưỡng cộng đồng,...
Hiện nay, trường đào tạo ngành Điều dưỡng khá nhiều tại phía Nam như: ĐH Y dược TP.HCM, ĐH Tây Nguyên, ĐH Y dược Cần Thơ... và hơn 10 trường CĐ Y tế tại các địa phương: Cà Mau, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa... cùng với khá nhiều trường đào tạo bậc trung cấp.
Minh Quyên VietnamNet.vn
Thiết kế cảnh quan
Những khu vườn xanh bao quanh các ngôi nhà biệt thự, các khu cảnh quan sinh thái bao la… đang dần trở nên quen thuộc tại những đô thị lớn. Nghề thiết kế cảnh quan bắt đầu được chú ý đến nhiều hơn.
Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Trung Kiên, chia sẻ về một lĩnh vực tuy không mới trong kiến trúc, nhưng đến nay mới trở thành xu hướng ở VN.
Cũng như việc thiết kế kiến trúc hay quy hoạch đô thị, nhà thiết kế cảnh quan là người đem lại vẻ đẹp cũng như sự hài hòa cho không gian sống, có thể đó là một không gian vườn nhỏ bên ngoài công trình kiến trúc hay là một không gian sinh thái rộng lớn...
Việc thiết kế cảnh quan đòi hỏi người thực hiện phải có sự hiểu biết sâu rộng về thực vật học, bố cục tạo hình cũng như phải có gu thẩm mỹ cao.
Thiết kế cảnh quan hay thiết kế sân vườn không phải là một bộ môn khoa học mang tính chính xác cao, những nguyên tắc được vận dụng cũng có nhiều cách khác nhau, được sử dụng linh hoạt trong nhiều điều kiện khác nhau và có liên quan đến nhiều lĩnh vực như: thực vật học, địa lý, kiến trúc, xã hội học, thuật phong thủy.
Các phong cách sân vườn cũng rất đa dạng. Ở châu Á, hai phong cách ảnh hưởng đến thiết kế sân vườn hiện nay là phong cách vườn Trung Hoa và Nhật Bản.
Trong nghệ thuật thiết kế sân vườn của người Á Đông, người ta có thể tìm được một vũ trụ thu nhỏ bao gồm nhiều yếu tố như: đá, nước, cây trồng, kiến trúc và không thể bỏ qua yếu tố con người.
Công việc chủ yếu của nhà thiết kế cảnh quan là tạo nên một không gian kết hợp hài hòa những yếu tố trên dựa trên một số nguyên tắc thiết kế và đem lại được sự hợp lý.
Nhà thiết kế cảnh quan phải như một người làm vườn chau chuốt cho vẻ đẹp của chính ngôi vườn của họ.
Để theo ngành nghề này các bạn trẻ phải thực sự có niềm đam mê về thiên nhiên cũng như về nghệ thuật. Hiện tại, nhiều kiến trúc sư đang đảm nhiệm vai trò thiết kế cảnh quan. Bên cạnh đó, Đại học Nông Lâm cũng có ngành đào tạo lĩnh vực này.
Lan Anh (Thanh Niên online)
Quản trị mạng: Nghề không dành cho phái nữ
Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 10 năm nhưng với những ưu điểm về thu nhập, nhu cầu thị trường lao động và được làm việc trong môi trường công nghệ hiện đại, nghề quản trị mạng đã nhanh chóng có sức hút lớn đối với giới trẻ năng động thời nay. Tuy nhiên, nghề này dường như không dành cho phái nữ.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, người quản trị mạng nếu chỉ học các kiến thức tại trường ĐH thì không đủ để làm các công việc mà đòi hỏi rất sự tự học từ bên ngoài, những người đi trước rất nhiều. Và đó cũng là yếu tố cần thiết của một quản trị mạng thật thụ.
Quản trị mạng làm gì?
Quản trị mạng theo cách hiểu nôm na của “dân” Công nghệ Thông tin là những người làm công việc thiết kế hệ thống bảo mật, “giữ nhà” sao cho không bị những kẻ phá hoại, gián điệp kinh tế ăn cắp dữ liệu của đơn vị.
Còn theo anh Hồ Phương Nam (Phòng Tin học, VNPT Phú Yên) thì công việc của các chuyên viên quản trị mạng là thiết kế, vận hành và theo dõi sát xao các hệ thống mạng LAN và hệ thống đường truyền Internet, đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt. Ngoài ra, quản trị mạng có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker.
Định nghĩa là vậy nhưng để trở thành một quản trị mạng giỏi, phòng tránh được tất cả các rủi ro nghề nghiệp có thể xảy đến bất cứ lúc nào thì người quản trị mạng phải lên kế hoạch nhằm tạo độ an toàn cao để ngăn chặn, phát hiện sự xâm nhập trái phép. Ngoài ra, nếu gặp sự cố về mạng phải kịp thời khắc phục ngay bất kể ngày hay đêm, hạn chế đến mức thấp nhất các thông tin để không bị rò rỉ ra bên ngoài.
Để làm được điều đó, quản trị mạng phải làm các công việc thiết kế duy trì hệ thống tường lửa, nhận dạng sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai giám sát hệ thống nhằm phát hiện những tấn công trái phép từ bên ngoài.
Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người quản trị mạng phải biết và làm đủ mọi thứ để duy trì, phát huy tác dụng của mạng trong công việc quản lý của doanh nghiệp như duy trì hoạt động thông suốt của mạng, phải theo dõi cập nhật nội dung của website đơn vị.
Trong khi đó, nếu được làm tại các công ty với quy mô lớn, người làm quản trị mạng được phân công một công việc cụ thể như quản trị mạng chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.
Nghề không dành cho phái nữ
Vì một số đặc điểm riêng biệt của nghề, hầu như nhân viên quản trị mạng chỉ là nam giới. Trong khi nghề lập trình viên đã mở rộng đối với nữ giới thì đối với nghề quản trị mạng, ngay thông báo tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp cũng hầu như chỉ "khoanh vùng" trong khu vực "mày râu".
Theo các chuyên gia thì kiến thức học tại trường luôn luôn cũ so với thực tế và càng không thể ngang sức với các hacker (tin tặc) mỗi ngày một gian xảo, thông minh. Do đó, việc cập nhật kiến thức thường xuyên liên tục là việc làm cần thiết để trụ vững với nghề. Ngoài việc học tại các trường, các trung tâm đào tạo, những người mê nghề này còn có thể tự học với rất nhiều sách vở chuyên ngành hay học qua trao đổi trên các trang web của giới quản trị mạng.
Cũng như các nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin, nghề quản trị mạng đòi hỏi khả năng tư duy logic. Nếu không có khả năng suy luận logic, người làm nghề sẽ vất vả, chật vật hơn khi giải quyết các đoạn mã nguồn của chương trình bảo mật, chương trình của hacker.
Nghề này cũng yêu cầu sự kiên nhẫn, mỗi khi mạng máy tính của công ty xảy ra sự cố thì người quản trị mạng phải giải quyết ngay lập tức. Có rất nhiều sự cố mất khá nhiều thời gian, thậm chí đối với các công ty như bảo hiểm, ngân hàng hay các tòa soạn báo điện tử thì người làm quản trị mạng phải làm cả ngày lẫn đêm, có khi làm cả tháng mới hoàn thành lỗi của chương trình.
Công nghệ Thông tin luôn cải tiến liên tục, trong khi đó các chiêu thức của hacker ngày càng tinh vi hơn nên việc tự học để nâng cao trình độ để ứng phó kịp thời là vấn đề sống còn của các quản trị mạng. Bởi vậy, nếu muốn học hỏi kinh nghiệm thì người quản trị mạng cũng cần học nhiều kiến thức về tiếng Anh để có thể dịch được tài liệu nước ngoài, đọc được các đoạn mã nguồn của các chương trình.
Nghề doanh nghiệp nào cũng cần
Thương mại điện tử ngày một phát triển, nhiều dịch thanh toán trực tuyến, mua hàng hóa qua mạng không còn xa lạ. Để bảo mật thông tin cho khách hàng, đơn vị thì các doanh nghiệp này rất cần đến quản trị mạng và đó cũng là cơ hội của cho không ít các quản trị mạng tương lai.
Theo thống kê của một trang việc làm trực tuyến, một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử cần tới một phòng quản trị mạng với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm.
Trong khi đó, ở các doanh nghiệp vừa thì cũng cần khoảng 5 người. Còn các doanh nghiệp nhỏ, dù không quan trọng bằng nhưng cũng phải có ít nhất một nhân viên chuyên trách hệ thống mạng cho toàn doanh nghiệp.
Không chỉ ưu ái về việc làm mà thu nhập của nhân viên quản trị mạng cũng hoàn toàn tương xứng với công sức, với nhân viên “thử việc” lương khởi điểm cũng đã từ 3 triệu đồng – 5 triệu đồng/ tháng, khi đã trở thành nhân viên chính thức, con số này có thể gấp 2 đến gấp 3 lần.
Trong khi đó, nếu được làm việc tại các công ty nước ngoài, một nhân viên quản trị mạng có vài năm kinh nghiệm với số lương trên 1.000 USD/tháng cũng là chuyện bình thường.
Học quản trị mạng ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều trường ĐH, CĐ có mở chuyên ngành quản trị mạng, thường nằm chung với nhóm ngành Công nghệ thông tin. Điểm chuẩn của ngành này cũng không quá cao, thường khoảng từ 17 điểm đến 21 điểm. Cụ thể, một số trường và điểm chuẩn năm 2009 như:
- ĐH Bách Khoa TP.HCM (21.5 điểm)
- ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM (18 điểm)
- ĐH Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP.HCM) (17 điểm)
- ĐH Bách khoa Hà Nội (21 điểm)
- ĐH Bách khoa Đà Nẵng (17.5 điểm)
Nguồn: VnMedia
Làm du lịch phải mến khách
Cùng phát triển với ngành du lịch trên thế giới, ngành du lịch VN hiện vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhân sự cho các vị trí cả thấp lẫn cao. Bản thân ngành này không quá kén chọn bằng cấp và luôn tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức.
Nhưng, đây là một ngành khá đặc thù vì yêu cầu cơ bản của ngành là phục vụ con người.
Ngành hứa hẹn tương lai
Cùng với sự phát triển của du lịch VN, ngành hospitality (tạm dịch là ngành mến khách) thu hút nhiều nhân sự và luôn có nhu cầu tuyển dụng cao, với các vị trí từ thấp đến cao. Bản thân ngành này không quá kén chọn bằng cấp và luôn tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức. Nhưng, đây là một ngành khá đặc thù, chữ “hospitality” đã nói lên yêu cầu cơ bản của ngành là phục vụ con người.
Ưu đãi cao, yêu cầu lớn
Ngành có nhiều ưu đãi đặc biệt cho nhân viên như: du lịch trao đổi kinh nghiệm nhiều nơi trên thế giới, chế độ đào tạo hằng năm... Nếu có thể đạt đến vị trí quản lý, mức lương trong ngành hospitality rất cạnh tranh. Tuy nhiên, bản thân mô hình hoạt động kinh doanh của một dự án ngành mến khách khá phức tạp, bao gồm sự liên hệ trách nhiệm mật thiết giữa các bộ phận khác nhau. Trách nhiệm của từng cá nhân liên quan đến kết quả công việc của cả tập thể, vì vậy nếu chỉ chú tâm vào những gì mình làm mà không quan tâm đến hoạt động của tổng thể thì khó có thể tồn tại trong một đội ngũ và cùng xây dựng đội ngũ thành công. Sự hợp tác, phối hợp đồng bộ là quan trọng nhất trong tất cả các kỹ năng. Muốn tham gia vào ngành này, ứng viên cần phải có tố chất, có tinh thần trách nhiệm, ngoại ngữ tốt, thái độ mềm mỏng, nhã nhặn, nhiệt tình, thích giao tiếp với người khác. Nếu muốn phát triển lên những vị trí cao hơn, đòi hỏi ứng viên phải có thêm những yếu tố khác như: sáng tạo, có óc mỹ thuật, có năng khiếu lãnh đạo, có tính nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng thị trường, tâm lý khách hàng...
Luôn sẵn sàng mang đến niềm vui
Hiện nay, các khách sạn, khu nghỉ mát, spa, cao ốc phức hợp... phát triển mạnh tại VN. Nguồn cung thiếu, cầu nhiều, các công việc trong ngành này dễ tìm và lương cao.
Nhìn bề ngoài nghề có vẻ thanh tao, nhàn nhã nhưng vào rồi mới biết công việc đòi hỏi một sự hy sinh lớn về quỹ thời gian cá nhân (hoạt động không theo giờ hành chính), sự cẩn trọng, chu đáo đến mức chi tiết, tác phong lịch thiệp, mến khách cho dù tâm trạng không vui vẻ, và phải không ngừng học hỏi.
Để thành công trong ngành hospitality, hãy đừng nghĩ đây là ngành dễ làm việc, được ăn mặc đẹp, mức lương cao, nơi làm việc thú vị... mà hãy tìm hiểu về một ngành dịch vụ luôn sẵn sàng mang đến niềm vui, sự thư giãn cho người khác. Ứng viên phải có sẵn chữ “mến khách” trong lòng và luôn giữ tiêu chí này trong trái tim mình.
Lan Anh - (TNTS)
Nghề tư vấn Tài Chính & môi giới Chứng Khoán
Trong thời đại mà đồng tiền không nằm trong két sắt ở nhà riêng mà được đầu tư vào: Cổ phiếu, trái phiếu, bảo hiểm, bất động sản, sàn vàng... như hiện nay, các quyết định có liên quan đến tài chính luôn cần phải sáng suốt và đúng đắn.
Vì vậy, nghề tư vấn tài chính & môi giới chứng khoán ra đời như là một sự đáp ứng đối với nhu cầu cho nhiều thành phần trong xã hội.
Đa số các chuyên gia tư vấn tài chính làm việc độc lập nên thu nhập của họ được tính theo hình thức hoa hồng, thù lao, hoặc thù lao cộng với hoa hồng. Tuy nhiên, con số này thay đổi tuỳ theo tuổi nghề cũng như uy tín của họ trong ngành.
Chuyên viên tư vấn tài chính
Mọi người ngày nay phải đóng thuế và các khoản bảo hiểm xã hội không chỉ nhiều hơn mà còn phức tạp hơn. Đà gia tăng này sẽ còn tiếp tục. Song song với đó, các gia đình, doanh nghiệp cũng có nhu cầu cần thuê cho mình những chuyên gia tư vấntài chính riêng để đảm bảo sự ổn định tài chính và đầu tư. Một chuyên viên tư vấn có thể tư vấn cho nhiều người và do vậy, khoản thu nhập của họ rất hấp dẫn.
Những tư vấn này không chỉ đưa ra những lời khuyên về thuế mà họ còn vạch đường chỉ lối cho khách hàng trong hoạt động bảo hiểm và đầu tư. Thị trường chứng khoán trong tương lai vẫn sẽ bùng nổ và mức độ xã hội hoá còn cao hơn nhiều. Do vậy, vai trò của các tư vấn tài chính càng trở nên quan trọng và cần thiết. Các gia đình sẵn sàng trích một phần lợi nhuận đầu tư để trả cho những chuyên gia này. Chỉ có điều, yêu cầu đối với các tư vấn viên khá cao. Thị trường tư vấn thường xuyên thay đổi, liên tục xuất hiện những phương thức đầu tư mới, chế độ bảo hiểm mới. Khi đó, bản thân các nhà tư vấn riêng cũng cần thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu chung (Tiếp xúc, thu thập, phân tích thông tin và đưa ra các báo cáo tư vấn cho khách hàng về các nghiệp vụ Cổ phần hóa, Định giá doanh nghiệp, Tư vấn phát hành, Tư vấn niêm yết chứng khoán, Tư vấn tái cấu trúc vốn, Tư vấn bảo lãnh…).
Yêu cầu
Ngoài bằng cấp chuyên môn Trình độ Đại học trở lên về kinh tế, tài chính, kiểm toán, luật… và những kỹ năng của một tư vấn tài chính viên cần có không thể thiếu như:
+ Có khả năng phân tích tài chính. + Am hiểu pháp luật về chứng khoán và doanh nghiệp. + Có kiến thức kinh tế vĩ mô và ngành. + Kỹ năng trình bày, giao tiếp và thuyết phục tốt. + Có tinh thần làm việc nhóm. + Chủ động hoàn thành công việc và đề xuất các giải pháp. + Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Khả năng vi tính.
Tư vấn tài chính là một nghề nghiên cứu kinh tế rất cần trong xã hội hiện đại. Để đạt được đẳng cấp một chuyên gia, người ta phải nỗ lực rất nhiều trong chuyên môn cũng như rèn luyện tính kỷ luật trong lối sống. Đáp lại, đây là một nghề được xã hội đánh giá cao về mức sử dụng chất xám và dĩ nhiên, được tưởng thưởng xứng đáng.
Làm thế nào để trở thành một nhà môi giới chứng khoán?
Theo định nghĩa của tạp chí Value - line chuyên về chứng khoán thì môi giới CK (tiếng Anh gọi là broker) là người đại diện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng thông qua việc tư vấn, thực hiện hợp đồng mua bán. Khi người môi giới chứng khoán (broker) giỏi về nghiệp vụ và có kinh nghiệm, họ sẽ trở thành các nhà tư vấn đầu tư về chứng khoán. Khi đó, bằng kinh nghiệm và khả năng đánh giá tình hình tài chính trên thị trường, họ sẽ đưa ra những khuyến cáo giúp khách hàng nên mua, nên bán cổ phiếu hay trái phiếu cửa công ty nào.
Không riêng gì Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới, giới trẻ đều mê nghê nảy, một nghề sôi động và có lợi nhuận cao nhất trong tất cả các nghề. Ngoài ra, nó còn cho bạn kiến thức sâu rộng cũng như luôn cập nhật những thông tin nóng hổi nhất.
Nghề môi giới chứng khoán là nghề bắt buộc phải học, không thể hiểu như dạng "cò" khác như cò xe, cò nhà đất. Bạn còn phải có thêm khả năng phân tích và óc phán đoán cực nhạy. Thị trường chứng khoán là nơi đối đầu về trí tuệ và tiền bạc. Chỉ cần bạn chậm vài giây hay ngừng lại để tìm hiểu rõ vấn đề thì đã thua bạc tỉ rồi!. Chính vì vậy, nghề broker chỉ thích hợp với những ai thích cảm gìác mạnh, chịu được áp lực cao trong công việc và đặc biệt là khả năng đưa ra những quyết định nhanh nhất. Công việc luôn bận bịu, căng thẳng, đôi lúc các broker vừa ăn vừa theo dõi chỉ số tăng giảm của thị trường chứng khoán trên bảng điện computer. Riêng về giới nữ, nghề môi giới chứng khoán chỉ thích hợp trong việc tư vấn môi giới, không thể giao dịch trên sàn được vì công việc cực, đi lại nhiều (Trung bình đi bộ mỗi ngày trên sàn 19km!).
Hiện nay, tại Việt Nam, để hành nghề môi giới chứng khoán, học viên có thể theo học ở Học viện Ngân hàng, Ðại học Kinh tế TPHCM, Ðại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Tuy nhiên, vì broker là một nghề, không phải là ngành học, nên môi giới chứng khoán chỉ là một ngành học trong các trường kinh tế mà thôi.
Ngoài ra, nếu muốn biết nhiều hơn về nghề này, học viên liên tục cập nhật thông tin từ báo chí chuyên đề về kinh tế… tham khảo các website tài chính trên mạng của BBC, CNN, Reutels, AP...
Môi giới chứng khoán không phải là một nghề "nhàn rỗi", muốn giỏi nghề phải học đến nơi đến chốn. Nhưng công lao của bạn sẽ được đền bù xứng đáng bằng lợi nhuận. Nếu bạn cảm thấy thích thú và có đầy đủ những tố chất trên thì còn đợi chờ gì nữa… Điều này không những tốt cho “ túi tiền” của bạn mà còn rất có ích trong cuộc sống nữa.
Nghi Quân (Tổng hợp) Hieuhoc.com
Nghề công tác xã hội
Công tác xã hội (CTXH) hiện vẫn là một nghề khá xa lạ trong suy nghĩ của nhiều bạn trẻ. Đã đến lúc CTXH trở thành một nghề được thừa nhận về tầm quan trọng và ảnh hưởng đối với sự phát triển xã hội.
Nhu cầu lớn
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 20.000 người hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công tác xã hội (CTXH). Tuy nhiên, đa số (chiếm hơn 81%) là chưa qua đào tạo hoặc đào tạo trái ngành, chưa được học những kỹ năng khoa học cần thiết về CTXH. Mới đây, Bộ LĐ-TB-XH, từ chỉ đạo của Chính phủ, đã xây dựng đề án phát triển nghề CTXH, thu hút sự quan tâm của xã hội dành cho ngành nghề này.
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn nghề CTXH là làm những công việc công ích, hoặc làm từ thiện... Trong cuộc sống hiện tại, đây là một nghề nghiệp khá quan trọng. Quá trình phát triển, hội nhập kinh tế của Việt Nam đã nảy sinh những thách thức, sức ép lên cộng đồng, gia đình và cá nhân, đòi hỏi các dịch vụ bảo trợ xã hội và phúc lợi ngày càng chuyên nghiệp hơn để hỗ trợ và can thiệp kịp thời cho những đối tượng có hoàn cảnh bất hạnh, yếu thế trong cuộc sống hiện tại. Vì vậy, xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vào thời điểm hiện tại là hết sức cần thiết. Theo các số liệu thống kê của các tổ chức, Việt Nam có khoảng 25% dân số cần những dịch vụ CTXH, gồm người người già cô đơn, người khuyết tật không có khả năng tự phục vụ và lao động, người thuộc diện khó khăn cần trợ cấp xã hội... Những đối tượng này đang cần một đội ngũ người làm CTXH chuyên nghiệp, hỗ trợ, giúp đỡ họ.
PGS-TS Nguyễn Tiệp - Hiệu trưởng trường ĐH Lao động - Xã hội có một thống kê cụ thể: trên cả nước có gần 10.000 xã, phường mỗi nơi cần một nhân viên xã hội; 625 quận, huyện mỗi nơi cần 2 nhân viên xã hội; 63 Sở LĐ-TB-XH tỉnh, thành phố và 317 trung tâm XH cần từ 2 đến 4 nhân viên xã hội... “Chỉ cần nhân những con số đó lên thì chỉ riêng ngành LĐ-TB-XH đã cần một lực lượng CTXH vô cùng hùng hậu... Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các tổ chức xã hội trong nước đang có nhu cầu lớn về cán bộ CTXH là người Việt Nam”.
Cần sự đào tạo chuyên nghiệp
Tính đến năm 2009, mới có khoảng 1.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân CTXH trên cả nước, được xem là lực lượng đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Còn hầu hết đều hoạt động tay ngang. Theo khảo sát của trường ĐH Lao động - Xã hội tại 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lạng Sơn, TP.HCM và Đồng Tháp thì hầu hết chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo của các cán bộ đang làm nghề CTXH đều ở các lĩnh vực như: y tế, điều dưỡng, giáo dục, luật, xã hội học, kế toán và thậm chí cả nông nghiệp... Chỉ một nửa trong số này đã qua các khóa tập huấn. Những người được khảo sát cũng thừa nhận rằng, một trong những khó khăn mà họ gặp phải trong công việc là thiếu kiến thức và kỹ năng trong công tác trợ giúp những nhóm đối tượng. Người hoạt động CTXH đều xuất phát từ cái tâm, tiếp cận giúp đỡ những đối tượng xã hội, nhưng sự trợ giúp cũng có giới hạn. Thực tế, rất nhiều trung tâm xã hội rất tích cực trong việc tạo điều kiện cho trẻ em, người già đơn độc, người có hoàn cảnh khó khăn có nơi nương tựa. Thế nhưng, do chưa được trang bị những kiến thức cơ bản, đặc biệt là những nguyên tắc nền tảng, các phương pháp và kỹ năng trong khi tiếp cận và trợ giúp cho thân chủ của mình, đã dẫn đến những kết quả tiêu cực nơi thân chủ như gây tổn thương, ỷ lại, hoặc giảm sự hợp tác.
Bà Lê Hồng Loan - Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam nhận xét: “Do CTXH ở Việt Nam vẫn chưa được coi là một nghề nên chúng ta có rất ít các dịch vụ CTXH và dịch vụ xã hội chuyên nghiệp”.
Mới đây, đề án “Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020” được Bộ LĐ-TB-XH soạn thảo, lấy ý kiến, chuẩn bị trình Chính phủ đã đưa ra mục tiêu phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam. Một số phương án như: tăng số lượng cán bộ, nhân viên CTXH lên 40.000 người; xây dựng và ban hành mã ngạch, chức danh, tiêu chí chuẩn nghiệp vụ ngạch viên chức CTXH, ngạch, bậc lương... Đồng thời hoàn chỉnh, xây dựng chương trình, nội dung đào tạo và dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, CĐ, ĐH và sau ĐH, nâng cao năng lực đội ngũ GV ngành CTXH.
Đã đến lúc CTXH trở thành một nghề được thừa nhận về tầm quan trọng và ảnh hưởng đối với sự phát triển xã hội.
Diệu Hiền – Thanh Nien Online
Theo đuổi nghề thiết kế thời trang
Nhà thiết kế thời trang luôn hiểu rằng quần áo không chỉ có tác dụng bảo vệ. Quần áo có thể khiến mọi người cảm thấy tự tin hay khỏe khoắn… Quần áo cũng là một cách thể hiện tính nghệ thuật, một cách quảng bá hình ảnh của bạn với thế giới.
Một nhà thiết kế thời trang giỏi có thể không bao giờ được so sánh với một phương thuốc chữa bệnh hay giải pháp cho tình trạng đói nghèo trên thế giới, nhưng thời trang lại có thể khiến người ta cảm thấy tốt hơn. Dù một số người cho rằng thời trang chỉ là vẻ bề ngoài thuần túy, nhưng những người đó lại không hiểu được rằng diện mạo lại có tác động sâu sắc đến cá nhân và thậm chí là cả thế giới. Dù bạn nghĩ đến người hoàng gia hay những ngôi sao nhạc rock, bạn đều hình dung ra vẻ ngoài và cách họ thể hiện. Đồ họ mặc phản ánh đúng con người họ.
Phong cách thanh lịch và kỳ quái thường bắt gặp trên các sàn diễn ở Paris và New York, nó không đại diện cho toàn bộ công việc của nhà thiết kế thời trang. Thực tế, có rất nhiều cơ hội trong lĩnh vực thiết kế thời trang, từ trang phục thể thao, đến quần áo của trẻ em, rồi y phục sang trọng cao cấp. Nếu bạn có thể mặc nó, thì tức là đã có người thiết kế ra nó.
Nhiệm vụ của việc thiết kế thời trang?
Công việc thiết kế thời trang có khá nhiều khía cạnh. Nhà thiết kế có thể chịu trách nhiệm nhiều nhiệm vụ, bao gồm tìm hiểu xu hướng thời trang và lưu lại những phong cách hiện thời; sáng tạo các bản phác thảo và sản phẩm nguyên mẫu; lựa chọn chất liệu; tham gia các show trình diễn thời trang; thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh doanh; quảng cáo sản phẩm; và giám sát hoặc làm việc cùng các thành viên trong nhóm thiết kế.
Các kĩ năng cần thiết?
Sáng tạo và phong cách: Không nhà thiết kế thời trang nào có thể làm việc mà không có sự sáng tạo và phong cách. Ngành thời trang đang ở tình trạng biến chuyển không ngừng. Nhà thiết kế thời trang cần phải sẵn sàng ứng biến. Họ cần khả năng nhìn vào phong cách cũ và thấy được hướng mới để đưa vào bản thiết kế của mình. Họ cần khả năng cách tân và đưa cái mới lạ vào trang phục. Từ vẽ phác thảo đến thực hiện, nhà thiết kế cần năng lực về mỹ thuật và tính sáng tạo để thành công trong lĩnh vực này.
Hiểu biết về lịch sử thời trang: Đặt ra xu hướng không phải là một việc đơn giản. Nhà thiết kế thời trang phải thực hiện từng bước. Để làm được điều đó, họ cần hiểu biết về những phong cách trước đây và những biến động trong lịch sử thời trang. Họ cũng cần nhận thức về các sự kiện thời trang gần đây cũng như những tiến triển.
Biết cách kinh doanh: Hiểu được những đặc tính phức tạp của việc kinh doanh cũng là một cái lợi đối với nhà thiết kế. Trong ngành có tính cạnh tranh cao này, đòi hỏi các nhà thiết kế không thể chỉ dựa vào cái nhìn nghệ thuật để mang lại thành công. Đối với họ, việc hiểu những quy tắc cơ bản về marketing và kinh doanh mới có thể giúp họ đạt được mục đích của mình.
Khả năng chịu được áp lực công việc: Nghề thiết kế thời trang không dành cho người yếu tim. Nhà thiết kế thời trang phải có khả năng chịu được áp lực công việc. Làm việc với nhiều kiểu người hoặc nhóm người để đáp ứng thời hạn eo hẹp có thể gây căng thẳng. Những ai bước vào lĩnh vực này luôn phải sẵn sàng làm việc theo nhóm, và họ sẽ phát đạt do nhu cầu về thời hạn. Họ cũng phải có khả năng điều chỉnh được lời phê bình. Những lời phê bình trong lĩnh vực này có thể rất khó nghe. Nhà thiết kế thời trang thành công luôn biết cách học từ câu phê bình trong khi đang duy trì phong cách cá nhân của họ.
Ngành thiết kế thời trang có phải dành cho bạn?
Là một nhà thiết kế thời trang, bạn sẽ sống nhờ vào phong cách vượt trội. Điều này có thể là thử thách, nhưng nếu bạn có sự khao khát và nghị lực, bạn cũng có thể thực hiện được. Biến đam mê thiết kế thời trang thành một nghề sẽ phụ thuộc vào tài năng của bạn và có lẽ còn hơn thế, là lòng quyết tâm phải thành công.
Nguyễn Thúy (Theo AAS)- Dân trí
Môi giới tàu biển: Nghề bộn bạc
Môi giới tàu biển không phải là công việc cho những kẻ tay ngang hoặc ngẫu hứng. Đây là một công việc thực sự có thể kiếm bộn tiền nhưng cũng rất khắt khe với những người muốn gia nhập “sân chơi”.
Một kẻ tự xưng là “môi giới tàu biển thứ thiệt” đã liệt kê trên blog tới 7 lý do mà tại sao bạn nên chọn nghề này như mức lương cao ngất ngưởng nếu bạn có những khả năng thực sự xuất chúng, cơ hội vi vu khắp thế giới, vị trí công việc luôn ổn định và không quá phức tạp về các mối quan hệ đồng nghiệp, 365 ngày luôn biến động, và trên tất cả, công việc và phong cách sống của bạn do chính bạn tạo ra từ tính cách của mình.
Nghề bộn bạc
Hiểu một cách nôm na môi giới tàu biển là nghề mối lái để thuê/cho thuê hay mua bán tàu biển, một công việc có vai trò quan trọng đối với ngành hàng hải quốc tế. Các hãng môi giới lớn tập trung ở London, Oslo, Piraeus, New York, Houston, Hamburg, Copenhagen, Singapore, Tokyo, Hongkong và Thượng Hải.
Công việc môi giới tàu biển được chia làm các nhóm chính như thuê tàu chở hàng khô, thuê tàu container, mua bán tàu, nghiên cứu về thị trường và xu hướng… Nghe thì có vẻ đơn giản tới mức bất kỳ ai đã kinh qua nghiệp vụ cảng biển hay xuất nhập khẩu đều có thể làm được, nhưng để thu phí hoa hồng của khách hàng đâu có dễ như vậy.
Một nhà môi giới S&P (tức là môi giới mua bán tàu), sẽ phải thuyết phục được người mua một cách “tâm phục khẩu phục” về cơ hội mua bán, xu hướng của thị trường (một vấn đề cực kỳ nhạy cảm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu này). Thêm nữa, nhà môi giới phải phân tích dự kiến doanh thu, giá trị hiện tại và tương lai của chiếc tàu, cũng như những doanh thu trong tương lai từ sự ổn định của thị trường ...
“Không đơn giản để kiếm bộn tiền như nguời ta nghĩ về công việc của chúng tôi”, Harry Nguyễn, một cựu sinh viên Việt Nam chuyên ngành ngoại thương, tốt nghiệp MBA ở Singapore, đang làm môi giới mua bán tàu tâm sự.
Nguyễn cho biết, một chuyên gia có kinh nghiệm khoảng ba năm có thể kiếm được bình quân 70-120.000 USD/năm. Anh nói: “Thử tượng tưởng nếu bạn có hơn 7 năm kinh nghiệm trong nghề mối lái đầy cạnh tranh này, bạn chỉ việc ngồi thảnh thơi như một kẻ rỗi việc ở Bãi Dài, Nha Trang hay thậm chí nghỉ dài ngày ở Evason Hideaway (một hệ thống du lịch, nghỉ dưỡng quốc tế cao cấp) cũng vẫn có thu nhập ổn định hơn 300.000 USD/năm.
Anh Dương, một môi giới kinh nghiệm nhận định, công việc của một nhà môi giới tàu biển là một sân chơi lớn và thực sự khác biệt. Nếu bạn chấp nhận luật chơi, bạn sẽ bị “trượt” rất nhanh vào cái sân chơi đó, nơi không một ngoại lệ nào được chấp nhận.
Bạn sẽ phải học, phải theo những gì thuộc về thông lệ mang tính toàn cầu, vì thị trường của bạn không giới hạn ở những kilômét đường biển mang hình chữ S. Cố gắng trì hoãn những đơn chào hàng trong các giai đoạn suy thoái kinh tế để tạo áp lực ảo cho chủ tàu, hay tư vấn cho chủ tàu các mức cước cạnh tranh của các chủ tàu khác, chưa kể phải luôn chủ động dự báo về thị trường vận chuyển hàng hóa toàn cầu trong bối cảnh biến động chung giữa các khu vực thị trường lưu chuyển như Mỹ và Trung Quốc.
Cái nghề thu bộn bạc này là một nghề thực sự cạnh tranh, và quá phức tạp vì công việc của họ là phải làm sao để kẻ có nhu cầu thuê hay mua đến được với người muốn cho thuê hay bán một chiếc tàu. Chỉ đến khi hai phía kia đồng ý ký với nhau hợp đồng đồng ý thuê hay mua/bán thì họ mới được nhận khoản phí gọi là “tiền hoa hồng”.
Tuy nhiên, khoản phí đó rất hậu hĩnh vì nhà môi giới thuê tàu thường yêu cầu mức phí không ít hơn 1,25% trên trị giá hợp đồng thuê tàu.
Nghề bội bạc?
“Tôi là một nhà môi giới tàu, có bằng cấp về vận tải quốc tế, là chủ một gia đình và nói chung một gã đàn ông không tệ. Tôi đã từng môi giới cho thuê tàu, mua bán tàu, thậm chỉ từng là chủ tàu (trên danh nghĩa), và đã từng nắm giữ những vị trí chủ chốt ở một số công ty môi giới/vận tải lớn của nước ngoài có quan hệ với các cảng lớn ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Tôi có thể cho tất cả các bạn quan tâm tới nghề này những lời khuyên chân thành nhất về những gì liên quan tới cái nghề tưởng như dễ mà lại khó này – đánh giá về thị trường thuê tàu, các mức lương và thu nhập từ tiền hoa hồng, các địa chỉ vận chuyển hàng hóa rẻ nhất, bí kíp của người hành nghề môi giới, cũng như đạo lý/nghệ thuật của người làm nghề..."
Đó là những lời tự bạch của Cương Nguyễn, một người “bị” cái nghiệp môi giới tàu biển này vận vào thân và không dứt ra được.
Xét trên khía cạnh thời gian và chi phí để có được một công việc nhiều tiền và được chủ động về thời gian thì đúng là anh có lợi, thậm chí là may mắn so với các bạn cùng lứa của Khoa Kinh tế Đối Ngoại.
Nhưng bên cạnh đó, anh phải chịu áp lực triền miên của công việc nhiều lúc là 24/24 và 7 ngày một tuần vì sự khác biệt giữa các múi giờ quốc tế. Chưa kể căng thẳng do áp lực công việc hoặc từ khách hàng là chuyện nhiều hơn “cơm bữa”, cả tháng có khi ngồi thiền trước bàn làm việc với hàng mớ giấy tờ, tài liệu tham khảo để kịp nắm bắt thị trường, không có thời gian mà về ăn cơm với gia đình.
Ngoài ra, còn việc phải đi lại như con thoi và không theo lịch trình cố định giữa Bắc-Trung-Nam, thậm chí nhiều khi phải bay qua Singapore hoặc Thượng Hải do hạ tầng cảng của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu của của khách hàng …
Số tàu trọng tải lớn, tàu container, hay số cầu bến cho tàu trên 5 vạn DWT ở Việt Nam là con số thường trực trong đầu anh; chưa kể số cảng biển quốc tế đang nằm trong quy hoạch để đi vào vận hành mới.
"Vinh” nhiều nhưng cũng không ít lần “tủi” khi dự các bữa tiệc chiêu đãi, khai trương hay họp mặt, mỗi khi nghe tới từ “môi giới” thì chả cần biết anh môi giới gì, người ta đều lạnh và từ từ lảng đi. Anh cám cảnh: “Môi giới bị xếp vào trong cái sọt không lấy gì làm tử tế và lương thiện lắm vì “tưởng gì, tụi mối lái để kiếm tiền ấy mà”.
“Đúng là cái nghề nghiệt ngã vì mình có sản xuất ra sản phẩm gì đâu mà bán, mình đi chào bán thứ mà mình cũng không có, nhưng cái mà mình mang tới cho khách hàng là thông tin đã được phân tích và định hướng để họ chọn lựa. Họ cần mình, và mình được trả tiền cho những gì mình mang tới cho họ vì nó có ích”, không ít lần Cương tự nhủ mình vậy và cũng không ít lần anh đã tính chuyện nhận lời làm đại diện cho một hãng tàu biển nhưng ma lực của công việc “mối lái” cao cấp này khiến anh không thể dứt ra nổi./.
Theo Tạp chí Doanh nhân/VietNam
Phong phú nghề Thiết kế đồ họa
Có thể nói, rất nhiều “lời đồn đại” rằng thiết kế đồ họa là nghề hái ra tiền. Quả thật cũng có nhiều chuyên viên về ngành này được săn đón. Tuy nhiên, “thiết kế đồ họa” là một cụm từ khá rộng, bao gồm nhiều loại kỹ năng khác nhau, cho nên cần hiểu rõ ràng và chi tiết hơn mới có thể nhận định về nghề này. Bài viết này xin điểm qua một vài nét về vấn đề này.
Không phải “designer” nào cũng giống nhau
Trước hết, có thể tạm định nghĩa “thiết kế đồ họa” là sử dụng máy tính để thực hiện những sản phẩm liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mỹ thuật (và cả phim ảnh nữa). Hiện nay, ngành thiết kế đồ họa có ứng dụng rất rộng rãi, cũng chính vì thế nên có nhiều loại phần mềm, công cụ khác nhau để thực hiện những loại việc khác nhau (dù hay bị “người ngoài” gom chung là thiết kế). Chính sự phong phú này dẫn đến việc xuất hiện nhiều “dân đì-sai” có những kỹ năng chuyên sâu khác nhau.
Chẳng hạn hiện nay chúng ta có những phần mềm đồ họa thông dụng như CorelDRAW, Photoshop, Illustrator,... Các phần mềm này có thể thuộc dạng đồ họa vec-tơ (tức dùng công thức toán để lưu trữ hình ảnh, giúp hình không bị biến dạng khi thay đổi kích thước) như CorelDRAW, Illustrator; hoặc dạng đồ họa điểm ảnh (bitmap) như Photoshop. Tùy theo tính năng từng phần mềm để nhà thiết kế chọn dùng cho từng trường hợp, ví dụ vẽ các họa tiết dùng hay chỉnh sửa, làm đẹp hình ảnh. Tất nhiên, hầu hết designer đều biết sử dụng nhiều phần mềm, nhưng do công việc chuyên môn hóa cao, nên hiện nay thường có xu hướng tập trung kỹ năng theo thao tác hằng ngày. Đó là chưa nói tới các phần mềm đồ họa multimedia (đa phương tiện), đồ họa kỹ xảo 3D,...
Vì vậy, “dân đì-sai” có thể là người chuyên phục hồi ảnh cũ, người thiết kế quảng cáo, người tạo mẫu bìa báo, người thiết kế logo, người (tham gia) làm kỹ xảo điện ảnh, thiết kế hình ảnh cho Web,... Những công việc này có thể khác nhau rất nhiều, dẫn đến yêu cầu, thu nhập cũng không tương đồng. Không chỉ như vậy, có nhiều vị trí đòi hỏi những kỹ năng bổ sung để có thể tác nghiệp được (vẽ tay, phần mềm multimedia, sáng tạo trong thiết kế,.,.).
Vậy ta phải học như thế nào?
Nghề “design” thuộc vào nhóm nghề kỹ năng, điều đó có nghĩa là để trở thành chuyên viên giỏi, bạn cần có tay nghề thành thạo. Như vậy, ngoài việc đi học, bạn cần có thời gian để luyện tập hoặc làm việc để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao “tay nghề”.
Khi chọn khóa học, bạn cũng nên tham khảo kỹ nội dung giảng dạy, để chọn lựa phù hợp với định hướng công việc muốn làm trong tương lai. Một số nơi giảng dạy trên máy Macintosh (là loại máy mạnh về đồ họa, được giới designer ưa chuộng) cũng là yếu tố lợi thế để học viên quen dùng. Tuy nhiên, học sử dụng phần mềm trên máy PC hay Mac đều đáp ứng được. Một yếu tố “đầu vào” quan trọng là bạn phải yêu thích (hoặc có khiếu càng tốt) về mỹ thuật, về đồ họạ
Nếu bạn thật sự đã xác định hướng đi về ngành này, có thể mạnh dạn theo hẳn một khóa dài hạn 1-2 năm. Còn nếu đang lưỡng lự chưa biết mình có phù hợp hay không, hãy đăng ký một khóa “nhập môn” để tìm hiểu. Có thể nói nghề “designer” có rất nhiều tiềm năng trong thời gian sắp tới. Nếu say mê, bạn đừng để chậm chân trong con đường nghề nghiệp thú vị này.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 27/11/2010, 2:05 pm
Kiến trúc - Nghề đẹp và khó
Kiến trúc sư được mệnh danh là người tạo ra bộ mặt cảnh quan đô thị. Hiểu theo nghĩa rộng, họ là người có nhiệm vụ kế thừa, phát triển và thiết kế nên bản sắc văn hóa của các công trình, đô thị và quốc gia. Điều đó cho thấy kiến trúc sư có vai trò rất quan trọng.
Nghề đẹp và khó
Kiến trúc là một ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực: Nghệ thuật và Kỹ thuật. Một kiến trúc sư (KTS) thành công là người biết dung hòa hai mảng có vẻ mâu thuẫn đó trong công việc: vừa sáng tạo, lãng mạn lại vừa phải nắm vững và cập nhật công nghệ, gò mình vào các tính toán khô cứng. Nhưng chính hai mặt tưởng như mâu thuẫn ấy lại tương trợ nhau, giúp cho người KTS sáng tạo ra những sản phẩm kiến trúc độc đáo.
Trong một thiết kế công trình, có 4 tiêu chí được đặt theo thứ tự: Thích dụng, Bền vững, Thẩm mỹ và Tinh tế.
Tính Thích dụng của công trình được đặt lên hàng đầu bởi nó quyết định công năng của công trình, nhằm tạo ra tiện ích cao nhất cho người sử dụng. Thẩm mỹ chỉ đứng ở hàng thứ 3, nhưng lại rất quan trọng. Người ta thường nhìn vào “mặt tiền” trước để đánh giá “tài năng” của KTS, đây cũng là điểm (đôi khi) khiến cho KTS phải hy sinh công năng của công trình để phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng.
Có thể ví von công trình giống như một cơ thể sống: công năng tốt đảm bảo cho các cơ quan nội tạng hoạt động ổn định, trao đổi chất thuận lợi. Sự bền vững tượng trưng cho sức khỏe, còn tính thẩm mỹ tượng trưng cho áo quần, sắc đẹp và các trang trí bên ngoài.
Tuy nhiên, sai lầm của nhiều KTS là quá quan tâm đến vẻ đẹp công trình mà bỏ rơi sự bền vững và công năng. Sai lầm này rất dễ phát hiện ra khi công trình đó được đưa vào sử dụng.
Tâm sự người trong nghề
“Tôi là một KTS trẻ, mọi chuyện đối với tôi cũng rất bình thường; có thể coi là may mắn hơn nhiều người, cũng có thể là sẽ kém may mắn hơn rất nhiều người khác. May mắn nhất là tôi vẫn giữ được lòng yêu nghề, vẫn giữ được sự hăng hái tham gia vào các dự án lớn, chịu trách nhiệm nặng nề và vất vả cho dù thu nhập còn hạn chế".
"Trong công việc, KTS trẻ thiếu kinh nghiệm thường gặp phải những tình huống không biết nên khóc hay nên cười. Chủ nhà làm việc với KTS từ các bản vẽ thiết kế sơ phác đến chi tiết rồi xin photocopy lại để bàn bạc với các thành viên trong gia đình. Sau đó họ tìm cách bác ý kiến của KTS và không ký hợp đồng, để rồi lại dùng chính thiết kế ấy để tự xây dựng… mà không phải trả khoản nào cho lao động chất xám của KTS".
(Ghi theo lời kể của KTS Đ.Đ.Hải, Công ty Tư vấn Xây dựng và Thiết kế A&D, Hà Nội)
Nghề KTS có thích hợp với phụ nữ?
Hiện nay số lượng các nữ sinh viên học ngành kiến trúc ngày càng đông, trong số đó có nhiều bạn học rất xuất sắc. Điểm mạnh của họ là thiên hướng “vị nghệ thuật” nên trong các thiết kế luôn mang nét nữ tính, trang nhã, nhẹ nhàng.
Số các nữ KTS thành công cũng không hiếm. Với đề tài “Reload” (tìm lại), nữ KTS Trần Mai Anh (hiện đang là giảng viên tập sự khoa Quy Hoạch ĐH Kiến Trúc Hà Nội) đã đạt giả nhất cuộc thi quốc tế mang tên “Xưởng thiết kế mùa hè Cergy- Pontoise” tổ chức tại Pháp tháng 9-2005.
Năm 2004, giải thưởng kiến trúc hàng đầu thế giới, Pritzker Architecture Prize, lần đầu tiên trong 25 năm hình thành và tồn tại, đã trao danh hiệu cao quý này cho bà Zaha Hadid. Nữ KTS người Anh gốc Iraq này đã làm việc hết sức mình để sáng tạo ra những công trình vĩ đại trên khắp châu Âu.
(DĐDN)
Đầu bếp - “nghệ sĩ”
Học viên lớp bếp trưởng tại Trường trung cấp nghề quản lý khách sạn Việt - Úc.
Đó là nghề kỹ thuật dinh dưỡng, không chỉ đòi hỏi sự khéo tay mà còn đòi hỏi việc vận dụng trí não một cách sáng tạo trong các lĩnh vực tư duy kỹ thuật, tư duy khoa học về phương diện chế biến và bảo quản thực phẩm dinh dưỡng.
Nhận xét này đúng với những đòi hỏi của một người muốn theo nghề, ngoài vấn đề năng khiếu phải có kỹ năng sáng tạo (luôn ý thức cao rằng chế biến, trình bày món ăn như một tác phẩm nghệ thuật), kỹ năng quản lý (với đội ngũ đầu bếp khác), kỹ năng cá nhân (tạo hứng thú làm việc cho mọi người), kỹ năng tổ chức (phân công nhiệm vụ, giao hàng và lưu trữ thực phẩm), kỹ năng lập kế hoạch (kế hoạch thực đơn và đảm bảo các món ăn thích hợp cho mọi thời điểm), kỹ năng tài chính (thương lượng giá cả và quản lý tài chính).
Ở các lớp đào tạo đầu bếp hiện nay, số kiến thức lý thuyết tối thiểu mà học viên phải được trang bị là: an toàn vệ sinh thực phẩm, lý thuyết dinh dưỡng, văn hóa ẩm thực, các kiến thức cơ bản của nghiệp vụ bếp như nội quy bếp, phòng cháy chữa cháy, dụng cụ bếp, vận hành thiết bị nhà bếp, kế toán tiêu chuẩn... và quan trọng không kém là phần thuật ngữ chuyên ngành. Phần thực hành được đánh giá qua kỹ năng thớt chảo, kỹ năng tỉa hoa củ quả, trang trí món ăn...
Khi làm việc ở nhà hàng, khách sạn lớn, đầu bếp thường chuyên về một loại thức ăn đặc biệt hoặc chuyên về các món ăn đặc trưng của các nước như món ăn VN, món ăn Hoa, Pháp, Nhật... hay có đầu bếp chuyên làm các món tráng miệng, bánh nướng, bánh ngọt... Vì thế, tùy theo năng khiếu và sở thích, học viên có thể tiếp tục học các khóa chuyên sâu, nâng cao để củng cố nghề nghiệp của mình.
Nghề nấu ăn là một trong số ít nghề được tổ chức đào tạo rộng rãi nhất hiện nay và được xem là nghề dễ sống. Có thể bắt đầu học nghề này trực tiếp ở các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ với công việc của người thợ học việc. Sau đó có thể làm việc tại đây hay ở nơi nào có tuyển dụng hoặc tự mở tiệm.
Ngoài ra, có thể đăng ký học tại các trường cao đẳng, trung cấp nghiệp vụ du lịch, khách sạn, các lớp dạy nấu ăn ở các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm..., trong đó có cả các khóa đào tạo ngắn hạn do các đầu bếp nước ngoài giảng dạy.
Nguồn: tuoitre.com.vn
Kỹ sư môi trường: Nghề "hot" thời công nghiệp
Kỹ sư môi trường luôn phải thực hiện nhiều thí nghiệm phức tạp.
Mỗi dự án xây dựng từ nhà máy, xí nghiệp đến cơ quan, trường học; các cơ sở sản xuất đều cần tuân theo những quy chuẩn môi trường về tiếng ồn, bụi, khí thải, chất thải...
Tuy nhiên, ở VN vẫn còn thiếu những chuyên gia, những "giám sát viên" môi trường. Điều này đã mở ra cho những cử nhân, kỹ sư môi trường tương lai rất nhiều cơ hội.
Tiêu chuẩn cao
Công nghiệp càng phát triển càng sản sinh ra nhiều yếu tố tác động nguy hại đến môi trường. Nhiều Cty, nhà máy đã "quên" tính đến việc xử lý chất thải. Nhưng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh về sản phẩm buộc các cơ sở sản xuất phải đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của tiêu chuẩn môi trường. Người tiêu dùng sẽ quay lưng với sản phẩm nếu biết đó là kết quả của quá trình phá hoại môi trường nghiêm trọng.
Vì vậy, trong các Cty lớn tại các KCN, KCX thường có bộ phận chuyên trách đảm nhận các việc liên quan đến môi trường: Cập nhật các thông số môi trường trong Cty, quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại; đào tạo, hướng dẫn các nội quy quản lý môi trường cho nhân viên các bộ phận khác... Các nhà máy lắp ráp như Canon, Intel, Toyota, Ford... đều có nhu cầu khá lớn về kỹ sư môi trường. Để đảm bảo sản xuất, các Cty cần phải tuân theo các quy định khắt khe trong hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001, EMAS...).
Chị Đặng Thị Kim Anh-cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ môi trường-cho biết: "Môi trường là lĩnh vực rất rộng, để có những hiểu biết cần thiết và hoạt động đúng pháp luật, các Cty đều cần được tư vấn thực hiện đúng các tiêu chuẩn về môi trường. Không chỉ làm việc trực tiếp, chúng tôi còn tư vấn và cung cấp những kiến thức về môi trường cho những người có nhu cầu".
Nhu cầu ngày càng lớn
Hiện tại, rất nhiều trường ĐH của VN đào tạo cử nhân, kỹ sư môi trường; mỗi trường có sự chuyên môn hóa trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến kỹ thuật hoặc nghiên cứu. Theo PGS-TS Lưu Đức Hải-Chủ nhiệm Khoa Môi trường, ĐHKHTN (ĐHQG HN): Những người tốt nghiệp ngành môi trường có rất nhiều cơ hội tìm việc tại các trường ĐH, CĐ đào tạo về môi trường, các trung tâm nghiên cứu và cơ quan quản lý môi trường... bởi hiện chỉ có khoảng 30-40% cán bộ quản lý môi trường được đào tạo bài bản. Các tổ chức như JICA, EBARA (Nhật), GTZ (Đức)..., các Cty tại các KCN, KCX của nước ngoài cũng là những địa chỉ rất hấp dẫn. Các Cty cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp... cũng có nhu cầu lớn.
Nắm bắt được nhu cầu của ngành này trong tương lai, các trường đã có sự đầu tư lớn phục vụ công tác giảng dạy và liên kết đào tạo với nước ngoài. Mới đây, Khoa Môi trường, ĐHKHTN (ĐHQG HN) đã được đầu tư gần 19 tỉ đồng để xây dựng phòng thí nghiệm với nhiều trang thiết bị hiện đại. Sự phát triển của các phương tiện khoa học kỹ thuật cũng đòi hỏi sự chủ động của sinh viên ngành môi trường trong nghiên cứu và học tập. Những chuyến đi thực tế tại các vườn quốc gia, nhà máy nhiệt điện, làng nghề... chính là cơ hội để họ tích lũy kinh nghiệm, phục vụ cho công việc tương lai.
Một số địa chỉ đào tạo ngành môi trường: Khoa Môi trường - ĐH Bách Khoa TPHCM. Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động - ĐH Tôn Đức Thắng. Khoa Môi trường - ĐH Khoa học Huế. Khoa Môi trường - ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
Linh Nhung (laodong.com.vn)
Nghề trang điểm hấp dẫn bạn trẻ
Gương mặt góc cạnh trở nên bầu bĩnh hơn, đôi môi to dày trông xinh xắn hơn sau trang điểm – đó là thành quả của những chuyên viên trang điểm mà ngày càng có nhiều bạn trẻ theo học .
Đa dạng
“Sự hiểu biết về bố cục ánh sáng, kỹ thuật tạo dáng gương mặt cũng sẽ giúp khách hàng của bạn có một bức ảnh đẹp hoặc một vẻ ngoài hoàn hảo”, Phạm Khanh – một chuyên viên trang điểm với biệt danh “Mon” - chia sẻ kinh nghiệm.
Có hai yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của một chuyên viên trang điểm (trong nghề còn gọi là chuyên viên make-up) là năng khiếu và kỹ thuật.
Năng khiếu là khả năng cảm nhận màu sắc, hình thể để phối hợp màu sắc hài hòa và đôi tay khéo léo vẽ được những đường nét tinh xảo hoặc đánh màu đều tay. Ngoài yếu tố năng khiếu trời phú thì để có “đôi tay ma thuật”, người muốn theo nghề trang điểm phải kiên nhẫn trong việc thực hành mỗi ngày, từ việc tập vẽ trên giấy mẫu cho đến gương mặt thật.
Thêm vào đó, các chuyên viên trang điểm tập sự nên tự trang bị kiến thức nền về da, mỹ phẩm, quy tắc hình khối, quy tắc ánh sáng... để nhận biết ưu, khuyết điểm của khuôn mặt và dùng “màu sắc” để làm cho họ đẹp hơn.
Một số nhánh cơ bản trong nghề trang điểm là trang điểm thông thường phục vụ cho việc cưới hỏi, tiệc tùng; tư vấn trang điểm là nhân viên tại các quầy, show-room mỹ phẩm; trang điểm trình diễn dùng trong phim ảnh hoặc các buổi biểu diễn; trang điểm ấn tượng thường dùng cho quảng cáo hay trình diễn thời trang...
Các nhân viên tư vấn trang điểm cần có ngoại hình đẹp và kỹ năng tư vấn, thuyết phục khéo léo. Với nhánh trang điểm trình diễn, các chuyên viên trang điểm còn phải biết “phù phép” che giấu các khuyết điểm với nhiều loại mỹ phẩm chuyên dụng để nhân vật trở nên xinh như tiên.
Đặc biệt, những người làm trang điểm ấn tượng dùng sắc màu và sự sáng tạo để thể hiện những thông điệp nghệ thuật muốn truyền tải.
Thu nhập hấp dẫn
Thu nhập của nghề trang điểm khá hấp dẫn các bạn trẻ. Tùy mức độ trang trọng, tay nghề và tiếng tăm của chuyên viên hay thương hiệu mà chi phí cho một lần trang điểm có thể dao động từ 100 ngàn đồng đến vài triệu đồng. Vào mùa lễ hội, mùa cưới, mỗi ngày nhiều chuyên viên trang điểm có thể làm việc liên tục từ 24 giờ sáng đến tận 9 giờ tối.
Sau một khoảng thời gian ban đầu hoạt động tự do hoặc tích lũy kinh nghiệm tại các hiệu áo cưới, chụp ảnh hay hiệu làm tóc, nhiều người theo nghề trang điểm tự mở cửa hiệu riêng để được tự do phát huy tính sáng tạo. Tuy nhiên, giỏi chuyên môn – đặc biệt là các chuyên môn về mỹ thuật – không có nghĩa là sẽ thành công ở công việc quản lý và kinh doanh khi điều hành một thương hiệu.
Do đó, đầu quân làm chuyên viên tư vấn cho các hãng mỹ phẩm hoặc đứng các lớp đào tạo trang điểm... là một con đường khác để phát triển nghề nghiệp. Mức đầu tư cho con đường khởi nghiệp này là không nhỏ.
“Chỉ riêng học phí và trọn bộ mỹ phẩm trang điểm chuyên nghiệp đã ngốn của mình ngót nghét vài triệu đồng, chưa kể chi phí cho giáo trình, chụp ảnh chuyên đề, thuê người mẫu thực hành trong thời gian học nghề từ 3-6 tháng”, Đỗ Lê Công Hiếu - một chuyên viên trang điểm thổ lộ.
Một số địa chỉ học trang điểm tại TPHCM
Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM (192 – 194 Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM): Tại đây có các lớp trang điểm cá nhân học 1 tháng (12 buổi/khóa), học phí 250.000 đồng/khóa. Các lớp trang điểm chuyên nghiệp học 2 tháng (24 buổi/khóa), học phí 3 triệu đồng/khóa.
Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1, TP.HCM): các lớp trang điểm cá nhân theo các chủ đề: công sở, dạo phố... Học phí 230.000 đồng/khóa 8 buổi. Lớp trang điểm chuyên nghiệp dành cho các bạn đã có kiến thức cơ bản về trang điểm, học phí 950.000 đồng/khóa 2 tháng (16 buổi).
Cung văn hóa Lao động TP.HCM (55B Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM): có các lớp trang điểm cá nhân, công sở, cô dâu. Mỗi lớp học trong 1 tháng (12 buổi), học phí là 250.000 đồng.
Trung tâm đào tạo BB Thanh Vân (107 Nguyễn Trãi, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM): có khóa học trang điểm không chuyên (2 tháng) dành cho các bạn thích tự làm đẹp. Những bạn hoàn thành khóa học trang điểm chuyên nghiệp (3 tháng, học phí 5 triệu/khóa) sẽ được nhận bằng do Tổng cục Dạy nghề cấp. Trung tâm đang có chương trình giảm 50% học phí.
Phương Nguyên
Khả Hân (thanhnien.com.vn)
Nghề dễ gây trầm cảm nhất
Một nghiên cứu thú vị mới đây của tạp chí Sức khỏe (Health) của Mỹ vừa tiết lộ thông tin về những nghề dễ gây trầm cảm nhất ở người lao động trong xã hội Mỹ hiện nay. Có vẻ kết quả khảo sát này cũng trùng khớp với tình hình công việc ở bất kỳ quốc gia nào.
Kết quả khảo sát cho thấy: có tới 11% số người làm công việc chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ em thường xuyên bị trầm cảm. Chính áp lực công việc là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở những đối tượng này và mỗi đợt như vậy có thể kéo dài đến cả tháng làm cho tinh thần và sức khỏe của họ bị sa sút nghiêm trọng. Những biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi một người bị trầm cảm là mất ngủ, kém ăn, thiếu tập trung, buồn kéo dài, cơ thể mỏi mệt…
Theo sát nút, xếp vị trí thứ hai trong bảng khảo sát này là các nhân viên phục vụ tại nhà hàng, quầy bar; nhân viên lễ tân, trực điện thoại; tiếp viên hàng không. Có khoảng 10,3% số người làm việc trong những ngành này thừa nhận chính công việc bận rộn nhưng đơn điệu, những tác động qua lại trong môi trường làm việc, cộng thêm việc luôn phải mỉm cười nhã nhặn với khách hàng trong mọi tình huống làm cho họ bị trầm cảm.
Thậm chí có ý kiến cho rằng đã đến lúc phải xem lại quan niệm khách hàng là thượng đế và nên coi trọng hơn những người làm công việc dịch vụ.
Xếp vị trí thứ ba trong danh sách là những người làm công tác xã hội với tỉ lệ khoảng 9,6%.
Cuộc nghiên cứu cho thấy các kỹ sư, kiến trúc sư và giám sát viên là những người ít bị trầm cảm nhất với thống kê chỉ có 4,3%.
Trung bình có khoảng 7% số người lao động bị trầm cảm, phụ nữ thường dễ trầm cảm hơn nam giới, và người trẻ cũng dễ mắc trầm cảm hơn người già. Trầm cảm không chỉ làm tinh thần và sức khỏe của người lao động bị suy kém nghiêm trọng mà còn tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc và gây tổn thất nặng nề về kinh tế.
Chỉ tính riêng ở Mỹ, căn bệnh trầm cảm tạm thời ở người lao động đã làm thiệt hại nền kinh tế mỗi năm trên 40 tỷ USD. Con số này cũng chỉ mới tính đến phần năng suất lao động bị suy giảm và chưa tính đến các loại tổn thất khác.
Để tránh căn bệnh “không của riêng ai” trên, bạn cần biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đừng vì quá tham công tiếc việc mà rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Hãy tìm cách “sạc năng lượng” cho bản thân để luôn tươi trẻ và yêu đời.
Có một câu danh ngôn rất hay chúng ta có thể áp dụng trong trường hợp này “Hãy làm công việc mà bạn yêu thích và bạn sẽ không phải làm việc vất vả một ngày nào trong đời!”.
Nguồn: vtv.vn
Nghề bartender ở Việt Nam
Bartender là danh từ để chỉ những người pha chế (chủ yếu là cocktail) ở quầy bar. Một bartender điển hình thường làm việc với rượu, hoa quả, chai, bình lắc rượu và ly.
Nghề thuộc lĩnh vực lao động phổ thông giờ đây đang là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ trên con đường lập nghiệp, khi mà quan niệm "đại học không phải là tất cả" trở nên phổ biến. Vì thế mà khu vực tuyển dụng các vị trí cho ngành nghề lao động phổ thông tại thời điểm này lúc nào cũng tấp nập "người vào ra" ở thời điểm hiện tại.
Cùng với sự phát triển nở rộ của ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, quầy bar.., nhu cầu tuyển dụng những vị trí như lễ tân, đầu bếp, pha chế cocktail (bartender) vì thế mà "rầm rộ" hơn. Và bartender, một danh từ rất cũ đối với phương Tây giờ đây cũng dần trở nên quen thuộc ở Việt Nam.
Chân dung 1 bartender
Bartender là danh từ để chỉ những người pha chế (chủ yếu là cocktail) ở quầy bar. Một bartender điển hình thường làm việc với rượu, hoa quả, chai, bình lắc rượu và ly. Nói là nghề pha chế, nhưng một bartender thường phải thành thục các ngón nghề biểu diễn bình shaker - một loại dụng cụ được coi là "vật bất ly thân" với bartender. Bartender giỏi là người có thể thuộc nằm lòng các công thức pha chế chuẩn nhiều loại cocktail, "diễn" quá trình pha thành một cuộc chơi tung hứng đầy nghệ thuật và bắt mắt với những chiếc ly, chai và cốc…Ngoài ra, bartender còn phải nhớ sở thích của các khách hàng khác nhau và phải biết cách tạo bầu không khí vui nhộn, biết cách giao tế khéo léo với khách hàng tại quầy bar.
Nghề bartender ở Việt Nam
Đang trở nên thịnh hành với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các bar, khách sạn và nhà hàng lớn với thực khách đa phần là người nước ngoài. Nhu cầu về nghề bartender trở nên "nóng" hơn bao giờ hết với con số có khi lên đến hơn 600 tại các trang web tìm kiếm việc làm.
Nóng ở đây có 2 lý do. Thứ nhất là "nóng" do nhu cầu thực sự của các nhà hàng, khách sạn, quán bar. Thứ hai là do có quá ít bartender thành thục và chuyên nghiệp ở Việt Nam. Hiện có khá nhiều bạn trẻ theo học các khoá đào tạo bartender nhưng số lượng người thành công không có nhiều. Minh chứng cho điều này, tại cuộc thi bartender được tổ chức năm 2007, giới chuyên gia nhận xét: "Dù có sự góp mặt của các tay pha chế giỏi từ các khách sạn nổi tiếng như Sheraton, Rex, Duxton.., các quán bar, café như Panorama… nhưng cũng khó tìm được một vài bartender có tay nghề vượt trội. Hầu hết bartender Việt Nam đều chưa thực sự thuần thục trong các pha tung hứng".
Tuy nhiên, cũng có một vài gương mặt thành công được nhắc đến như những lão làng, Nguyễn Xuân Ra, Lê Đức Kim, trẻ hơn có Bùi Việt Chính của Bar Saigon Saigon- Khách sạn Caravelle, Phong của Seventeen Salon, Lê Trường Phát Đạt của Johny Walker, Nguyễn Văn Hào của khách sạn Rex, Nguyễn Hoàng Đức của khách sạn Continental… Dương Thị Thanh Tâm, khách sạn Majestic hay Lê Thị Minh Tâm của bar Seventeen…
Lãnh địa của Bartender đang đón chờ những bạn trẻ có lòng say mê và sẵn sàng chịu khổ luyện.
Con đường nghề
Là một nghề thuộc lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, nên bartender cũng được đào tạo bài bản trong các trường nghiệp vụ du lịch. Trước đây, đường vào nghề phổ biến nhất của các bartender thường là thông qua các mối quan hệ với người đi trước, do người quen giới thiệu. Nhưng ở thời điểm hiện tại, nghề bartender được rao tuyển công khai trên rất nhiều trang web giới thiệu việc làm, với mức lương rất "khả quan". Một số sinh viên tốt nghiệp khoá bartender có thể được chính trung tâm đào tạo giới thiệu việc làm , hoặc có thể tìm việc qua các kênh thông tin báo chí. Thời gian ban đầu, khi tay nghề chưa cao, các bartender có thể thực tập tại các nhà hàng, quán bar, vũ trường…Quá trình làm việc rtong thời gian này cũng chính là quá trình thực tập và nâng cao tay nghề. Khi tay nghề đã vững, bartender có thể mạnh dạn… khai thác mục tiêu cao hơn. Mục tiêu cao nhất của bất cứ bartender nào là được làm tại các nhà hàng, bar, khách sạn cao cấp. Để có thể tạo được uy tín cho chính mình, các bartender cần không ngừng học hỏi và luyện tập.
Những kỹ năng cần thiết.
- Kỹ năng pha chế: Chính là khả năng định lượng nguyên liệu cocktail sao cho ly cocktall có hương vị cân bằng; trình bày sản phẩm đạt yêu cầu tươi ngon, hấp dẫn. Phải thuộc nằm lòng tên gọi, cách phân biệt các loại rượu, các kiểu ly thích hợp cho từng thức uống khác nhau cũng như công thức pha chế từ đơn giản đến phức tạp các loại cocktail, mocktail, trà, café… Không những thế, một bartender chuyên nghiệp còn phải hiểu sâu sắc những đặc tính mà rượu sẽ có được tuỳ theo thời gian và loại thùng chứa, sự tương tác giữa các loại rượu với nhau. Một lý do nữa để Bùi Việt Chinh từ đoạt giải cuộc thi Bartender châu Á – Thái Bình Dương trở thành một Bartender chuyên nghiệp, là do anh có thể nhớ gần 100 loại cocktail mà người Việt Nam thường uống, và là bộ "từ điển sống" với khoảng 300 loại cocktail khác nhau.
- Kỹ năng biểu diễn: Là kỹ năng "khó nhằn" nhất đối với các bartender. Đây chính là ranh giới để phân biệt giữa một bartender chuyên nghiệp và một bartender bình thường. Phần đông bartender của Việt Nam chưa thành thục kỹ năng này cho lắm (thường đánh rơi dụng cụ pha chế, đáng văng cả những chai rượu tây đắt tiền). Kỹ năng biểu diễn ở đây còn là việc giao tiếp với khách hàng bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Và một bartender tài năng là người hướng dẫn người uống đi sâu tận hưởng các cung bậc hương vị và cảm giác, khám phá sức hấp dẫn của từng loại nguyên liệu khác nhau.
- Sự sáng tạo: Để tránh là bản sao y hệt nhau với những công thức pha chế truyền từ đời này sang đời khác, bartender phải là người luôn sáng tạo. Pha chế rượu không chỉ đơn thuần làm theo công thức. Công việc của một bartender đòi hỏi cả nghệ thuật lẫn kỹ thuật, phải sáng tạo không ngừng để tạo ra những thức uống ngon, lạ và giàu dinh dưỡng. Sự sáo mòn và cứng nhắc trong pha chế sẽ triệt tiêu "hồn" của các loại nguyên liệu phối hợp. Dựa trên các nguyên liệu, bartender sẽ tìm cách phối hợp, "kết duyên" chúng với nhau và tưởng tượng ra mùi vị, hương thơm của ly rượu thành phẩm. Đôi khi một ý tưởng lạ về cách trang trí hoặc đơn giản chỉ là thêm bớt một thành phần nào đó khác với công thức truyền thống cũng có thể giúp tạo ra hương vị và cảm xúc thị giác mới mẻ cho những thức uống đầy màu sắc.
Sáng tạo cũng là cách để có thể tạo ra những loại nước uống mới phong cách của riêng mình, của nhà hàng. Một lý do quan trọng để Bùi Việt Chinh có thành công nổi bật trong giới bartender Việt Nam là do anh có trong tay khoảng 50 món cocktail "ruột" do chính mình tự pha chế, được khách hàng khen và một nửa trong số đó được niêm yết trong menu thức uống của Bar Saigon Saigon – Khách sạn Carevell.
- Khổ luyện và không ngừng học hỏi: Kinh nghiệm của bartender Bùi Việt Chinh chính là không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh và những người đi trước. Ông Edward Wong - người được mệnh danh là "vua pha chế cocktail", quản lý nhà hàng Grípp American Bar (HongKong) nhận xét: "Chỉ có một con đường để bartender tiến xa trong nghề là khổ luyện. Không chỉ chú trọng kỹ năng pha chế các loại thức uống, bartender thực thụ phải tạo được không khí vui nhộn, biết cách giao tiếp khéo léo với khách hàng tại quầy bar. Điều này không phải dễ nếu như bạn không có ý thức tự rèn luyện".
Với những bartender đã thành danh, dù đã "ra trường" từ lâu, nhưng họ vẫn thường quay lại lớp học của mình để tập luyện kỹ năng biểu diễn. Bùi Việt Chinh nói : "Hầu như anh em phải tập luyện hàng ngày, nếu bỏ là xuống tay ngay". Nhiều bartender còn luôn kè kè bên mình túi xách bên trong đựng đầy các…vỏ chai. Đó chính là quyết để thành công!
Những nghề “cực hot” trong tương lai
Bạn đang muốn tìm một công việc có mức lương cao hơn công việc hiện tại của bạn? Hãy tham khảo một số công việc trong tương lai gần sẽ phát triển nhanh, mạnh mẽ và mức thu nhập thì vô cùng hấp dẫn:
Nhân viên cho vay thương mại Những nhân viên này làm việc cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và những người cho vay khác. Muốn làm công việc này, bạn cần phải có kỹ năng tài chính tốt và có bằng kinh doanh, kinh tế, hoặc ngân hàng. Ngoài ra, nếu bạn muốn rút ngắn thời gian học thì bạn có thể tham gia các khoá học quản lý online hoặc tài chính online.
Theo Salary.com, thì mức lương khởi điểm trung bình cho nhân viên này tại Mỹ là từ 55.475 USD đến 71.382 USD, cộng thêm 3000 USD – 7000 USD tiền thưởng. Sau 6 đến 8 năm kinh nghiệm, những nhân viên này có thể kiếm được từ 95.015 USD đến 116.670 USD, thậm chí có thể lên đến mức lương cao nhất là 128.034 USD.
Nhà phân tích tài chính Nhân viên phân tích tài chính phát triển các dự đoán doanh thu và các bài phân tích tài chính quan trọng cho các cá nhân hoặc công ty. Mức lương trung bình khởi điểm cho các nhà phân tích tài chính từ 40.632 USD đến 51.982 USD. Với 7 năm kinh nghiệm, mức lương của bạn có thể là 90.690 USD – 99.972 USD.
Quản trị dữ liệu cấp cao Nhân viên quản trị dữ liệu cấp cao thiết kế, duy trì dữ liệu của công ty. Để làm việc trong lĩnh vực “màu mỡ” này, bạn cần phải có ít nhất một bằng cử nhân công nghệ thông tin. Bản báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy các công việc quản trị dữ liệu cấp cao sẽ phát triển rất nhanh cho đến năm 2014. Do vậy, bạn sẽ không phải lo là không có việc trong tương lai. Mức lương: từ 90.690 USD đến 113.849 USD, thậm chí là lên đến 125.379 USD.
Quản trị an ninh mạng Giống như những nhà quản trị dữ liệu, quản trị an ninh mạng là nhóm nghề nghiệp phát triển nhanh nhất ở Mỹ. Với công việc này, bạn sẽ là người giám sát an ninh và cấu trúc cho các hệ thống âm thanh, LAN/WAN, và mạng viễn thông của công ty. Để trở thành một nhà quản trị an ninh mạng, ít nhất bạn phải có bằng cử nhân công nghệ thông tin. Mức lương hàng năm cho công việc này là 61.117 USD – 100.685 USD, và mức cao nhất là 123.585 USD.
Y tá Công việc cho y tá không bao giờ thiếu. Theo Bộ Lao động Mỹ, y tá là nhóm nghề nghiệp lớn thứ hai. Có 2 kiểu y tá: Y tá thông thường và y tá có bằng đại học. Do vậy, mức thu nhập sẽ khác giữa hai kiểu y tá này. Với y tá thông thường, mức lương trung bình khởi điểm là 53.398 USD – 68.263 USD. Tuy nhiên, nếu bạn là y tá trưởng thì mức lương của bạn sẽ là từ 74.965 USD và y tá trưởng trong phòng mổ thì mức lương từ 80.084 USD – 112.090 USD.
Giám đốc thiết kế giao diện web So với các công việc thiết kế đồ hoạ, Bộ Lao động Mỹ dự đoán nhân viên thiết kế web với nhiều kinh nghiệm sẽ có thêm rất nhiều công việc tốt trong vòng 1 thập kỷ tới. Và trong số đó, giám đốc thiết kế giao diện web là những người có thu nhập cao nhất. Mức lương trung bình cho các nhân viên thiết kế mới vào nghề từ 121.310 USD đến 141.662 USD, và với giám đốc thiết kế giao diện web thì mức lương là 148.374 USD.
Quản lý nhà hàng Những người quản lý nhà hàng làm việc cho các chuỗi nhà hàng, các hộp đêm, khách sạn, khu nghỉ mát và các sòng bạc. Bộ Lao động Mỹ dự báo sẽ có thêm rất nhiều cơ hội cho các quản lý nhà hàng làm công ăn lương trong tương lai. Mức lương trung bình cho vị trí công việc này là 53.255 USD đến 60.765 USD và mức trung bình cho các quản lý ở nhà hàng cao cấp là 70.546 USD.
(VietnamNet)
Nghề giáo - Công việc tuyệt vời!
Giảng dạy là một nghề đặc biệt, không phải ai cũng phù hợp với công việc này. Trong thực tế, có khá nhiều giáo viên đã bỏ việc chỉ sau 3 đến 5 năm công tác. Tuy nhiên, cùng với nghề này lại có rất nhiều phần thưởng “đền đáp”...
Dưới đây là 10 lý do tại sao giáo viên lại là công việc thật tuyệt vời:
1. Phát hiện những tiềm năng của học sinh
Tất nhiên không phải mọi học sinh trong lớp của bạn đều sẽ thành công song thực tiễn đó không ngăn cản tiềm năng thành công của mọi học sinh. Việc khám phá những tiềm năng này sẽ rất thú vị, mỗi năm học mới sẽ đem đến cho bạn những thách thức mới và những cơ hội thành công mới.
2. Những thành công của học trò
Cũng gần như lý do vừa nêu, những thành công học trò gặt hái được chính là động lực khuyến khích các giáo viên phát huy công tác. Khi có học sinh nào đó không hiểu một khái niệm và nhờ sự giúp đỡ của bạn em đó đã hiểu ra, chỉ riêng điều đó đã khiến bạn phấn chấn rất nhiều rồi. Nhất là khi bạn có thể tiếp cận được với những học trò mà người khác cho là “không thể dạy dỗ” được thì quả thực thành công này rất đáng để bạn đổ ra bao tâm huyết cho công việc.
3. Dạy học cũng giúp bạn tự bồi bổ thêm kiến thức
Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu về một vấn đề nào đó tốt hơn khi bạn bắt đầu giảng về nó. Tôi còn nhớ năm đầu tiên tôi dạy chính trị. Tôi đã tiếp thu các khoá học về khoa học chính trị ở đại học và nghĩ rằng mình rất biết những việc đang làm. Nhưng những câu hỏi của sinh viên đã buộc tôi phải đào sâu suy nghĩ và học hỏi thêm. Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng phải mất ba năm giảng dạy để thực sự nắm vững về một vấn đề nào đó quả là rất đúng theo những gì tôi đã trải qua.
4. Luôn vui vẻ mỗi ngày
Nếu bạn có thái độ tích cực và khiếu hài hước, bạn sẽ luôn tìm thấy những điều có thể cười vui mỗi ngày. Đôi khi nhờ những câu chuyện vui bạn kể làm các sinh viên phá lên cười nhưng cũng có khi chính các em học sinh sẽ kể chuyện vui cho bạn nghe. Cũng có lúc các em nói điều gì đó thật buồn cười mà lại không nhận ra điều đó. Hãy biết tìm kiếm niềm vui và tận hưởng chúng mỗi ngày.
5. Tác động đến tương lai học trò
Điều này nói ra có vẻ hơi “cũ rích” nhưng đúng là mỗi ngày qua các giáo viên đã góp phần hình thành nên tương lai cho học sinh của mình. Trong thực tế, có thể thấy càng ngày các em càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ thầy cô giáo chứ không phải bố mẹ.
6. Trẻ trung hơn
Thường xuyên ở bên những người trẻ tuổi sẽ giúp bạn am hiểu về suy nghĩ, ý tưởng và chiều hướng tình cảm của những người trẻ. Điều đó cũng giúp xoá bỏ những rào cản về khoảng cách thế hệ.
7. Tự trị trong lớp học
Sau khi khép lại cánh cửa lớp học và bắt đầu giảng dạy thì giáo viên chính là người duy nhất có quyền quyết định mọi việc. Không có nhiều công việc tạo cho người ta cơ hội có được nhiều không gian để sáng tạo và tự trị đến như vậy.
8. Giúp ích cho cuộc sống gia đình
Nếu bạn đã có con đến tuổi đi học thì lịch làm việc ở trường sẽ cho phép bạn có thời gian nghỉ ngơi giống như các con. Thêm nữa, mặc dù đôi khi bạn phải đem việc về nhà làm nhưng bạn luôn có thể về nhà gần như đúng giờ cùng với các con.
9. Công việc ổn định
Ở nhiều nơi giáo viên là lực lượng tương đối khan hiếm. Điều đó cho thấy để tìm công việc giảng dạy không khó, mặc dù bạn có thể phải chờ tới thời điểm bắt đầu năm học và có khi phải dạy ở xa nhà. Tất nhiên về yêu cầu với giáo viên thì mỗi vùng mỗi khác nhưng nếu đã chứng tỏ được mình là người có năng lực giảng dạy thực sự, bạn sẽ tìm được việc cũng như chuyển đổi công tác rất dễ dàng.
10. Được nghỉ hè
Trừ khi bạn làm việc ở một trường thực hiện chương trình giảng dạy suốt cả năm, còn không bạn sẽ được nghỉ hè khoảng một vài tháng. Thời gian nghỉ đó bạn có thể tranh thủ làm thêm một công việc nào đó như dạy thêm hoặc nghỉ ngơi, đi du lịch.
(Dân Trí)
Công việc của một trợ lý riêng
Trợ lý riêng là người sẽ đứng đằng sau những người bận rộn, giàu có hoặc nổi tiếng, giúp đỡ những người này lập kế hoạch và hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Chức năng của một trợ lý cũng như một nhà tổ chức, một người điều phối dự án, hay thậm chí là một chủ cửa hàng. Một người có thể có hơn một trợ lý riêng tùy vào yêu cầu công việc và khả năng tài chính của họ, nhưng mỗi một trợ lý chỉ có thể có một “khách hàng” và giờ làm việc thì không cố định.
Công việc của một trợ lý riêng khá riêng tư và nhạy cảm. Ví dụ, bạn phải giúp sếp của bạn chọn màu sắc, kiểu dáng của trang phục để mặc trong những sự kiện quan trọng.
Những người thường cần trợ lý riêng như các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, các chính trị gia, người mà có quá nhiều công việc nhưng lại đòi hỏi kết quả công việc được thực hiện một cách hiệu quả. Thực tế, hầu hết những người giàu có đều thuê một trợ lý riêng để giúp đỡ họ mọi công việc trong cuộc sống và công việc.
Mặc dù công việc hằng ngày luôn thay đổi nhưng nhìn chung công việc mà một trợ lý riêng sẽ cần làm là:
- Chọn lọc những cuộc điện thoại gọi đến. - Sắp xếp các cuộc hẹn và hội họp - Giải quyết một số rắc rối nhỏ nảy sinh bằng năng lực sẵn có của bản thân - Đi mua sắm và mua các món quà tặng thay sếp - Lên kế hoạch tổ chức các bữa tiệc hay một số sự kiện khác - Trả lời các thư từ gửi đến - Quản lý những người làm trong nhà - Chăm sóc cho những đứa trẻ(con cái của sếp) và vật nuôi trong nhà - Lên lịch cho những chuyến du lịch - Quản lý công việc nhà như một quản gia
Những yếu tố cần thiết đòi hỏi ở một trợ lý riêng
Là một trợ lý riêng bạn phải là người giao tiếp tốt, làm việc hiệu quả và luôn giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn đã giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của bạn như thế nào. Bạn là người dễ nổi nóng hay là người biết suy nghĩ trước mỗi hành động?
Một trợ lý riêng thành công là người có khả năng sống giữa sự giàu có và nổi tiếng mà không hề bị tác động. Ngoại hình, các kỹ năng thích hợp và cả khiếu thời trang cũng là những nhân tố quan trọng để tạo nên một trợ lý giỏi.
Ngoài ra bạn cần có những kỹ năng như thương thuyết giỏi, biết lắng nghe, biết tổ chức công việc, giải quyết nhanh chóng khi có vấn đề nảy sinh bất ngờ và biết giữ bí mật (tự nhận biết những thông tin nào của sếp cần và nên được giữ kín).
Học để trở thành một trợ lý riêng
Giờ bạn cũng đã có những khái niệm và yêu cầu nhất định về nghề này, vậy hãy bắt đầu ngay từ bây giờ để liệt kê ra những đặc điểm bạn đã có và chưa có. Ngoài ra bạn cần bổ sung và cập nhật kiến thức cho bản thân trong nhiều lĩnh vực vì nó sẽ rất có ích cho công việc sau này.
Bạn nên trau dồi những kỹ năng mà bạn sẽ dùng để tạo ấn tượng với những người nổi tiếng và giàu có(những sếp tương lai) này như là kỹ năng tổ chức sự kiện, quản lý thời gian hiệu quả hay thậm chí là kỹ năng ghi nhớ nhanh.
Bạn phải là người giỏi công nghệ, từ những vật dụng thông thường như điện thoại di động, máy tính đến những thiết bị an ninh cao cấp hơn. Bạn cũng cần tăng kiến thức xã hội của bản thân bằng việc đọc thường xuyên các loại sách báo, tạp chí hay đề cập đến cuộc sống của những người này.
Nhìn chung, khi cần tuyển một trợ lý họ sẽ không chú trọng đến bằng cấp của bạn mà họ thường chú trọng đến những kinh nghiệm bạn có và tính cách của bạn trong cuộc sống.
(Dân trí)
Game Developer - Nghề vừa làm vừa chơi
Đó là công việc của game developer (GD- người gia công, phát triển game), một nghề “thời thượng” đang thu hút nhiều bạn trẻ.
GD không chỉ là vẽ đồ họa 2D, 3D mà còn làm quản lý dự án, phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò chơi, màn chơi (video game designer), lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game (game tester).
Bước chân vào phòng máy của các công ty như Gameloft VN, GlassEgg, Sáng Tạo… các bạn trẻ thích game sẽ bị “choáng” bởi những giàn máy hiện đại, những đồ chơi tân kỳ nhất… Trên bàn làm việc của một nhân viên Gameloft, ngoài máy tính còn có hai, ba chiếc điện thoại cầm tay.
Giám đốc sản xuất Phùng Việt Hưng cho biết: “Chúng tôi làm nhiều game cho điện thoại di động, nên hầu hết nhân viên thường xuyên chơi game để test (thử nghiệm) những cái mình vừa làm, hoặc tìm cảm hứng sáng tạo mới”.
Anh Trần Minh Thông, một GD đã làm cho Sáng Tạo 7 năm nay kể lại cảm giác thích thú của mình: “Chúng tôi làm xong phần đồ hoạ game đua xe Burnout Revenge và cảm thấy rất ưng ý. Thế rồi mới đây game này được tung ra thị trường, mọi người vào chơi bàn tán đây xe này của tôi vẽ, xe kia do anh làm… thấy khoái gì đâu!”
Minh Thông tốt nghiệp ngành multimedia trường Hoa Sen, đang là GD chủ lực của công ty. “Chúng tôi làm việc rất thoải mái về giờ giấc, bất kỳ lúc nào cảm thấy thích là làm, miễn sao đảm bảo công việc. Làm thấy mỏi mệt thì chơi game để tìm cảm hứng”, anh nói.
Nếu Sáng Tạo, GlassEgg chuyên về gia công đồ hoạ cho game, thì với Gameloft, số GD lên tới gần 220 người và làm game từ A tới Z. Họ đều rất trẻ, khoảng 23-27 tuổi, tốt nghiệp các trường NIIT, Mỹ thuật, ĐH Mở bán công, ĐH Kinh tế…
Hiện nay các công ty game đều có nhu cầu tuyển GD và thường xuyên nhận hồ sơ tìm việc. Việt Hưng cho biết mỗi tháng Gameloft tuyển chừng 10-15 lập trình game, 20 tester nhưng thường là cung không đủ cầu. Quy trình tuyển dụng chung của các công ty là ứng viên nộp hồ sơ, qua được vòng hồ sơ sẽ làm các bài test kỹ thuật liên quan từng lĩnh vực. Những người qua vòng test sẽ được phỏng vấn để tuyển dụng chính thức.
Thu nhập của GD thường cao hơn so với công việc làm phần mềm thông thường. “Mức lương khởi điểm của một GD có thể là 5-6 triệu đồng/tháng”, Giám đốc sản xuất Ung Hoàng Việt của Sáng Tạo cho biết. Còn theo một nhà quản lý khác: “Người ta chia công việc của GD theo các mức thấp (junior), cao (senior) và hơn nữa (lead senior), và lương cao có thể là 15 triệu đồng/tháng trở lên”.
GD là một nghề mang tính tự học nhiều, rồi tùy theo điều kiện làm việc từng công ty mà tay nghề nâng cao. Đối với người làm đồ họa, những phần mềm 3D, 2D phụ trợ là cái cơ bản phải có. Đối với tester, ứng viên được tuyển dụng sẽ được đào tạo về qui trình kiểm lỗi và quản lý chất lượng để trở thành một người thử game chuyên nghiệp. Nhưng quan trọng nhất là đam mê sáng tạo.
“Tất nhiên là nghề nào cũng cần đam mê, nhưng với GD, dù làm việc nhiều nhưng bạn luôn phải ở trong trạng thái phấn khích thì mới theo được. Có những GD suốt ngày cứ vẽ xe hơi nên đâm chán rồi bỏ việc”, Minh Thông cho biết. “Sáng tạo cũng là điểm mà nhiều GD của chúng ta còn thiếu, trong khi về kỹ thuật chúng ta không thua kém các nước khác. Game mới thịnh hành ở VN gần đây và đang hình thành nên một lớp người đam mê mới còn rất trẻ”.
Khoảng một năm trở lại đây, thế giới đang phát triển loại game mới: cho phép người chơi được “chế biến” game, tạo sự tương tác giữa họ và trò chơi. Ví dụ khi chơi đua xe, game thủ có thể “độ” chiếc xe theo cách mình thích sao cho độc đáo hơn, chạy nhanh hơn chẳng hạn. Và như vậy vùng “tung hoành” cho các GD là rộng lớn vô cùng, tất cả chỉ phụ thuộc vào tài năng và đam mê sáng tạo của họ.
Theo TTO
Nghề chép tranh
Làm sao để tận mắt chiêm ngưỡng nụ cười huyền bí của nàng Mona Lisa khi bạn không thể lặn lội đến tận bảo tàng Louvre (Pháp)? Hãy tìm đến các nghệ nhân chép tranh, họ sẽ giúp bạn mang cả tác phẩm bất hủ này của Leonardo de Vinci về nhà.
Cách đây khoảng 10 năm, ngành kinh doanh các tác phẩm hội họa như được hồi sinh và bùng nổ. Chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng các gallery mọc lên như nấm sau mưa. Trong giai đoạn đó, nhiều người bảo rằng: “Không nghề gì giàu nhanh bằng nghề vẽ tranh bán cho Tây”.
Đến thời điểm hiện nay, lực lượng tìm đến mua tranh chép ở các gallery không chỉ là các khách hàng ngoại quốc nữa. Do mức sống ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngày càng nhiều khách “nội” cũng đến các gallery để mua tranh với nhu cầu trang trí nội thất.
Với số tiền khiêm tốn, thậm chí ít tới mức ngạc nhiên, bạn có thể mua được một bức họa không chỉ của các danh họa Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Đỗ Khắc Chung… mà còn cả của các danh họa lừng danh thế giới như Van Gohn, Picasso, Levitan… Tất nhiên, tất cả chỉ là phiên bản.
Họa sỹ, người là ai?
Hầu hết sinh viên các ngành mỹ thuật tìm đến công việc chép tranh như một cách tập luyện, rèn giũa cho ngòi bút của mình. Được tiếp cận với tác phẩm kinh điển của các danh họa hàng đầu thế giới, họ ít nhiều rút ra cho mình những bài học về cách phối màu, kỹ thuật, kỹ xảo trong việc sử dụng họa cụ, nâng cao cảm nhận nghệ thuật. Họ coi đó là những bài tập thực hành trước khi cầm cọ và sáng tác cho riêng mình như một nghệ sỹ thực sự.
Đồng thời, công việc này cũng đem đến cho họ một khoản thu nhập tuy không cao, nhưng cũng kha khá để đảm bảo cho cuộc sống đời sinh viên. Hầu hết các xưởng chép tranh đều hỗ trợ màu, bố trí sơn dầu và dụng cụ vẽ. Nghệ nhân chép tranh chỉ việc thu xếp thời gian và đến chép theo mẫu có sẵn do chủ gallery cung cấp - thường là qua bưu ảnh hoặc ảnh chụp tranh trong các sách mỹ thuật. Thù lao cho mỗi bức vẽ từ 50.000 đến 4-5 trăm nghìn đồng, tùy theo khổ tranh và mức độ khó, tay nghề của người chép tranh.
Không chỉ có các sinh viên, những người đã “mang danh” họa sỹ mới bước vào nghề cũng chọn việc chép tranh để làm bước đệm “lấy ngắn nuôi dài”, lấy… bánh mì nuôi lòng đam mê sáng tạo.
Nhiều họa sỹ có tài đã đi lên từ nghề này, nhưng cũng có nhiều người, do áp lực cuộc sống đã găn bó suốt đời với nghề chép tranh. Chép tranh, tích cóp tiền, mở gallery rồi lại chép tranh,…
Những dị bản tiêu cực
Chép tranh là một nghệ thuật đáng trân trọng, bởi người làm công việc này đòi hỏi phải có trình độ và tài năng. Tuy nhiên, sự chi phối của thu nhập đã làm nảy sinh nhiều “dị bản” của nghề, dẫn đến một thực trạng khá bừa bãi.
Trước một thị trường ngày càng rộng mở, lực lượng nghệ nhân chép tranh lý ra cũng theo đó mà mức thu nhập nâng cao hơn. Nhưng hiện nay đang tồn tại một thực tế là tay nghề của lực lượng chép tranh này ngày càng kém, số lượng tranh tăng tỉ lệ nghịch với chất lượng.
Ngày càng ít sinh viên Mỹ thuật tìm đến nghề này, các thợ chép kỳ cựu cũng đã toan về già. Song đội ngũ chép tranh lại có vẻ “xôm tụ” hơn vì có sự góp mặt của nhiều giới, nhiều vùng… Các gallery tranh nhau làm ẩu, hạ giá thành để tranh giành khách đã dẫn đến hậu quả là thị trường tranh chép vốn có sức hút bỗng trở nên lộn xộn, vàng thau lẫn lộn.
Hầu hết các gallery ở khu phố chuyên bán cho khách “Tây ba lô” luôn quan niệm khách mua rồi đi ngay nên chất lượng khá tệ. Nhiều tranh chép ở đây làm ẩu đến mức có khi chưa kịp bán thì màu đã nhạt hoặc loang lổ.
Một phòng tranh ở phố Hàng Khay chỉ rộng chừng 12-20m2 cho cả thợ vẽ chen chúc cùng đống tranh trưng bày. Khuất trong góc tường là hàng chục bức tranh xếp hàng chờ bán. Ngoài bản sao của các tác giả nổi tiếng, bản sao tranh của các họa sỹ đương đại trong nước cũng được chép lại khá chu đáo và khéo léo, thậm chí chép cả… chữ ký của tác giả - khéo đến nỗi chính tác giả cũng phân vân không phân biệt nổi đâu là con mình.
Rồi chẳng mấy lúc, con mình trở thành con người, những bức tranh chép lại được bán với giá “thật”, chẳng hề “bình dân” chút nào.
Đây thực sự là việc vi phạm bản quyền rất đáng lên án, làm cho nghề chép tranh xấu đi trong cái nhìn của xã hội. Một họa sỹ có thể sẽ phải thai nghén vài năm cho một tác phẩm trong khi thợ chép chỉ cần chưa đến một tuần đã có thể “sao y bản chính” bằng công nghệ copy hoàn chỉnh nhất.
Tệ hơn, một số tác giả trẻ khi nhận thấy tranh của mình bán được trên thị trường bèn nảy ra ý tưởng… “nhân bản” bức tranh đó ra vô số, gửi bán ở nhiều gallery khác nhau để kiếm lời, và “nhân thể” kiếm danh. Điều này tạo nên sự nghi ngại của khách hàng mỗi khi bước chân vào gallery.
Xây dựng thị trường tranh lành mạnh
Cũng như những nghề lương thiện khác, nghề chép tranh rất đáng được trân trọng. Họ làm ra sản phẩm cho xã hội từ chính sức lao động của mình, song sản phẩm đó có được xã hội chấp nhận hay không lại tùy thuộc vào lương tâm của người làm nghề.
Tuy nhiên, nên chăng trên mỗi phiên bản nên có ghi chú là sao chép (reproduction) của tác giả X,Y… nào đó để tôn trọng bản quyền của người sáng tác hơn là mạo danh của họ để bán được tranh.
Đã có những tranh cãi, những chuyện kiện tụng không hay xung quanh vấn đề này. Các cơ quan có chức năng cũng nên có một số quy định rõ ràng về việc này để tranh chép không quá lộn xộn như hiện nay, và tìm được đúng chỗ đứng của nó.
Theo Dân Trí
Ngành cơ khí ô tô
Ngành cơ khí ô tô đang được chính phủ chọn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam để đầu tư phát triển. Nước mình đang từng bước giảm thuế nhập khẩu xe, con số ô tô tại Việt Nam sẽ còn tăng nhiều nữa. Chính vì thế, nhu cầu lao động trong ngành cơ khí ô tô sẽ tăng vù vù.
Ngành đang nóng
Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy ở hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc đang bắt đầu có các đại lí chế tạo-lắp ráp liên doanh giữa Việt Nam và các hãng xe nổi tiếng thế giới như Toyota, Ford, Huyndai, Daewoo... kéo theo việc ra đời của các gara bảo dưỡng xe hơi, các trung tâm đào tạo sửa chữa xe, lắp ráp chi tiết máy, trung tâm sản xuất, thiết kế máy móc, trung tâm dạy nghề, trạm máy điện... Điều này tương ứng với xu thế và yêu cầu phát triển chung của xã hội. Cũng vì thế mà từ năm 2000 đến nay, chỉ tính riêng trường ĐH SPKT, trung bình mỗi năm đã có 200-250 kĩ sư cơ khí ô tô ra trường, chưa kể số lượng sinh viên của trường đại học Giao thông vận tải, trường đại học Công nghiệp, các trung tâm dạy nghề ngắn hạn... Sinh viên cơ khí đang hoàn toàn yên tâm ở bất kì vai trò nào trong tương lai: kĩ sư, chuyên viên, công nhân kĩ thuật...
Chân dung một kĩ sư cơ khí giỏi
Nhắc đến kĩ sư cơ khí, bạn sẽ nghĩ ngay đến những anh chàng suốt ngày tay cầm tuốc vít, mặt mũi lem luốc. Thế nhưng, với công nghệ hiện đại ngày nay, máy móc đã đảm nhận hết những việc nặng nhọc, kĩ sư cơ khí chỉ cần đứng tại chỗ để điều khiển những dàn máy móc hiện đại, lắp ráp từng bộ phận chi tiết máy và ăn mặc... sạch sẽ... Nhưng để trở thành người chơi đùa với những chi tiết xe cũng không dễ đâu. Trước hết, bạn cần phải yêu thích các môn Khoa học tự nhiên, vì chắc chắn khối A sẽ chọn lọc bạn vào trường. Rồi những bước tập tành làm một kĩ sư cơ khí thật sự, bạn cần có tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và tác phong công nghiệp. Thử tưởng tượng, để cho ra lò một chiếc xe hơi mà bạn thấy, đó chắc chắn là thành quả của tập thể: người thiết kế thân máy, chế tạo từng chi tiết máy, lắp ráp, khung xe, gầm xe... Nếu không yêu thích công việc tập thể, không cẩn thận, bạn có thể phá hỏng thành quả chung của mọi người. Thêm vào một tính cách quan trọng: chí cầu tiến sẽ giúp bạn trở thành một kĩ sư giỏi. Bạn chỉ cần click vào một website về ôtô sẽ thấy ngay sự biến đổi không ngừng của những con ngựa sắt khổng lồ. Những kiểu ô tô mới cập nhật hàng ngày đầy đủ tiện nghi: CD, tivi, internet, báo trộm, dò đường... đem so với chiếc xe hơi khởi thủy chứng tỏ công nghệ ô tô đã tiến xa đến hàng trăm ki-lô-mét... phát triển. Do vậy, bạn hãy bỏ ý nghĩ kĩ sư cơ khí ô tô chỉ bù đầu vào máy móc đi, sự cập nhật kiến thức từ sách báo, tạp chí chuyên ngành... liên tục và liên tục là điều nên làm. Cuối cùng, yếu tố sức khỏe giúp bạn giải thích tại sao ngành cơ khí rất hiếm hoi kĩ sư là con gái. Thực tế, chỉ nói về thời lượng thực hành trong trường học, sinh viên cơ khí được dành đến 50% thời gian học tại các phòng, xưởng thực hành của trường.
Học ở đâu?
Có rất nhiều lựa chọn cho bạn:
Đại học Sư phạm kĩ thuật, ngành Cơ khí động lực. Đại học Nông Lâm, ngành Cơ khí ô tô. Đại học Công nghiệp TP.HCM, ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô...
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm ngành này từ các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề trên toàn quốc.
Nghề kĩ sư cơ khí ô tô được đào tạo từ 4,5 năm đến 5 năm tùy từng trường, tuy nhiên, các trường đều có hình thức đào tạo theo một khuôn mẫu. Ở bậc đại học, các bạn sẽ được học 115 đơn vị học trình các môn chuyên ngành (không kể những môn đại cương) như: hình họa - vẽ kĩ thuật, kĩ thuật đo, cơ lí thuyết, chi tiết máy... trong đó, bao gồm luôn thời gian thực hành, thực tập, luận văn tốt nghiệp,... Ở bậc cao đẳng, trung cấp, bạn sẽ được học sâu vào một số môn chuyên ngành bạn tự chọn, và như vậy, nó vẫn bảo đảm cho việc làm của bạn sau này.
Nếu là một kĩ sư giỏi, ngay khi có được 1 năm kinh nghiệm, bạn có thể được các công ti vận tải, công ti cơ khí ô tô... chào mời cho các chức danh giám đốc kĩ thuật, quản lí nhân sự, kĩ sư thiết kế - chế tạo chi tiết máy với mức lương từ 500 - 700, thậm chí là cả 1.000 USD/tháng vì lương khởi điểm cho kĩ sư cơ khí ô tô mới tốt nghiệp cũng đã 120 USD/tháng. Tốt nghiệp trung cấp, công nhân kĩ thuật, bạn sẽ dễ dàng kiếm việc tại các gara xe, các xưởng lắp ráp xe máy của các công ti Vinamotor, Samco... với mức lương trên 1.000.000 đồng/tháng. Do vậy, nếu chuyên tâm học tập, bạn sẽ không lo không có công việc đúng chuyên môn.
PGS. TS Nguyễn Văn Dũng (Trưởng khoa cơ khí ĐH SP Kĩ thuật, TP.HCM)
Thiết kế web: Xu hướng chọn nghề của giới trẻ
Trong thời đại bùng nổ thông tin trên toàn cầu hiện nay, nghề thiết kế web được các bạn trẻ cho rằng đây là một nghề vừa hái ra tiền lại vừa rất thú vị.
Sức hút riêng của nghề thiết kế web
Trung bình mỗi ngày có trên 200 triệu người lướt web. Người ta lướt web để làm gì? Tất nhiên là để tìm kiếm thông tin, để trao đổi, mua-bán hay chỉ đơn giản là để giải trí. Và đây cũng chính là mảnh đất vàng để các công ty, tập đoàn hay cá nhân quảng bá về sản phẩm, thương hiệu hay bất kỳ dịch vụ kinh doanh nào của họ.
Đồng thời website cũng là một kênh thu thập các luồng thông tin phản hồi tốt nhất từ khách hàng đề từ đó họ có cơ sở điều chỉnh, thay đổi các sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho phù hợp với thị hiếu...Vì thế một webs
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 27/11/2010, 2:25 pm
9 nghề có thể làm tại nhà
Do đặc thù nghề nghiệp cộng với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ hiện đại, có nhiều nghề mà bạn có thể làm ngay tại gia, rất tiện lợi và chủ động, nhất là với những người đang bận việc gia đình hoặc công ty ở quá xa.
Tuyển trạch viên
Thu hút, lựa chọn, đánh giá và tuyển dụng được những nhân viên có khả năng, phù hợp với từng công việc cụ thể, đó là công việc hàng ngày của những tuyển trạch viên. Với tính chất công việc như vậy, họ chẳng cần phải đến cơ quan. Họ có thể tìm kiếm và lựa chọn ứng viên qua mạng. Nếu cần, họ có thể hẹn gặp họ ngay tại nhà minh.
Lập trình viên
Với tính chất công việc luôn dựa vào máy tính, internet, email,… không chỉ tại nhà, một lập trình viên có thể làm việc ở bất cứ đâu.
Tư vấn tài chính
Những nhà tư vấn tài chính cá nhân có thể ngồi nhà để cập nhật thông tin, kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực đầu tư, luật thuế, bảo hiểm,… Họ cũng có thể ngồi nhà để nhận các cuộc gọi yêu cầu tư vấn hoặc đơn đặt hàng của khách.
Bác sĩ tại gia
Một bác sĩ, dù đang công tác hay đã về hưu vẫn có thể mở phòng khám chữa bệnh tại nhà. Các cơ sở này một mặt đem lại thuận tiện cho người bệnh, mặt khác góp phần giảm tải cho các bệnh viện.
Thiết kế đồ họa
Các chuyên viên thiết kế đồ họa lên kế hoạch, phân tích và tạo ra các giải pháp hình ảnh nhờ vào đầu óc và máy tính, các phần mềm tin học. Đôi khi ngồi nhà, họ lại chuyên tâm làm việc hơn.
Nhân viên quan hệ cộng đồng (PR)
Bạn thường xuyên phải gặp gỡ nhiều người, đặc biệt là giới truyền thông, tạo mối quan hệ tốt giữa công ty bạn và các đối tác khác. Công việc của bạn khiến bạn không cần thiết có mặt ở công ty. Đôi khi, ban ngày bạn ở nhà, đến tối mới đi tạo lập quan hệ.
Môi giới bất động sản
Công việc này luôn đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn, kinh nghiệm cùng sự cần thiết phải có các mối quan hệ rộng khắp. Những nhà môi giới và kinh doanh bất động sản thường xuyên làm việc vào buổi tối và các ngày cuối tuần. Nói chung, công việc của họ rất linh hoạt, có thể bắt đầu ngay từ một cuộc gọi điện thoại của khách hàng, ở bất cứ đâu.
Phóng viên
Một trong những công việc mang tính độc lập cá nhân cao nhất, đó là nghề báo. Bạn rong ruổi thâm nhập thị trường, lấy thông tin rồi về nhà nghiền ngẫm viết bài, gửi đến tòa soạn qua email, thế là xong.
Biên tập viên báo điện tử
Bạn có thể ngồi tại nhà truy cập Internet, biên tập tin, lấy thông tin từ thư viện khổng lồ này để đưa tin hàng ngày, cũng như viết các bài tổng hợp theo dạng: tổng hợp - nhận định.
Theo Mạng tuyển dụng
Nghề Giám sát thi công xây dựng
Để các bạn hiểu rõ hơn về ngành này, xin giới thiệu qua các phần việc cơ bản của một giám sát thi công xây dựng: Nghiệm thu xác nhận khi công trình thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng.
Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng. Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng. Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi...
Và, trong mỗi công trình, phần việc của người giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng...
Một công trình thường có 2 giám sát: - Kỹ sư tư vấn giám sát (TVGS, gọi tắt là giám sát bên A): được chủ đầu tư (CĐT) thuê để tư vấn cho CĐT về tất cả những gì liên quan đến công trình xây dựng, đồng thời giám sát công tác thi công của nhà thầu xây dựng trên cơ sở bản vẻ thiết kế đã được công ty thiết kế lập. Kỹ sư TVGS chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng của công trình.- Kỹ sư giám sát thi công (GSTC, kỹ thuật B, giám sát B): triển khai bản vẽ thiết kế ra thực địa: chỉ đạo, kiểm tra công nhân thi công theo bản vẻ, hồ sơ thiết kế, hồ sơ trúng thầu đã được CĐT phê duyệt.
Hiện nay, có nhiều tổ chức tư vấn thiết kế đăng ký hành nghề thêm lĩnh vực giám sát thi công bên cạnh chủ đầu tư. Và luật pháp cũng có những quy định: Muốn được phép hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, tổ chức tư vấn thiết kế, ngoài những yêu cầu năng lực cho công tác thiết kế, công tác lập dự án còn phải có năng lực về giám sát công trình.
Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn thiết kế muốn được hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
Chất lượng của một công trình tuỳ thuộc vào người GSTC xây dựng công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một GSTC công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.
Học nghề này ở đâu?
Rất nhiều trường ĐH trong cả nước có đào tạo chuyên ngành Xây dựng, thường với tên gọi Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Vinh, ĐH Hồng Đức, ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH DL Đông Đô, ĐH DL Hải Phòng, ĐH DL Phương Đông, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH BC Tôn Đức Thắng, ĐH Cần Thơ, ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH DL Bình dương, ĐH DL Cửu Long, ĐH DL Duy Tân, ĐH DL Hồng Bàng, ĐH DL Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM, ĐH DL Văn Lang...
Mỗi trường có một ưu thế đào tạo riêng. Trường Sư phạm kỹ thuật đào tạo xen kẽ thêm phương pháp giảng dạy. Nhưng tất cả đều cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản theo chương trình khung của Bộ về kết cấu, thi công, trắc địa, địa chất công trình, sức bền vật liệu, nền và móng, cấp thoát nước...
Thời gian học khoảng 4,5 đến 5 năm. SV phải tiến hành làm các bài tập lớn, đồ án trong quá trình học. Và làm đồ án tốt nghiệp, đồng thời phải đi thực tế đến các công trình. Theo thầy Nguyễn Huy Văn, Phó khoa Kiến trúc - Xây dựng của trường Văn Lang, có đến 80% SV của trường có việc làm ngay khi ra trường.
Khoá Giám sát thi công sẽ mang đến những kiến thức về tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn chất lượng, các thông tư văn bản mới về xây dựng... Kết thúc khoá học, học viên sẽ nắm vững kiến thức và với kinh nghiệm vốn có, sẽ không còn ngỡ ngàng trước thực tế.
Nghề không dành cho nữ
Anh Minh Khôi, kỹ sư xây dựng khẳng định: "Đây không phải là nghề dành cho phái nữ. Nghề không chọn nữ và nữ cũng không chọn nghề. Nếu có chăng chỉ làm thiết kế, hay văn phòng". Khoá học của Khôi đến 3 lớp mà chỉ có 2 nữ. Những khoá học khác, của các trường khác cũng như thế. Anh Khôi giải thích: "Dù có khoẻ đến đâu, cũng ít bạn nữ bám trụ được với công trình cả ngày lẫn đêm. Chưa tính đến chuyện nay công trình này, mai công trình khác, chu du khắp thiên hạ".
Ngày nào cũng thế, có mặt tại công trình lúc công nhân bắt đầu làm việc. Và luôn là người về sau cùng. Hôm nay đang ở Huế ngày mai lại phải có mặt ở Đà Nẵng. Công trình Đà Nẵng chưa xong, công ty lại nhận thêm việc ở Đồng Hới... Chạy suốt như thế, đòi hỏi phải có sức khoẻ thật tốt. Trung bình, mỗi ngày anh Khôi làm việc 11 tiếng đồng hồ, có mặt ở công trình suốt thời gian làm việc. Làm cả thứ bảy và Chủ nhật. Anh ví von mình cũng như một công nhân, chỉ khác là mình không trực tiếp làm mà là kiểm tra, hướng dẫn công nhân hoàn thành công việc. Nói là thế, nhưng cũng có lúc phải bắt tay vào làm.
Đau đầu vì công việc luôn là chuỵên thường ngày của một giám sát thi công. Thời tiết, khí hậu không ủng hộ cũng là một khó khăn. Trời nắng gắt, mưa bão đều gây cản trở thi công làm chậm tiến độ thi công công trình. CĐT không cung ứng vốn kịp thời, không có tiền mua vật liệu, không có tiền trả lương công nhân...
Sợ nhất là những công trình không thực hiện đúng tiến độ. Thời gian như nước rút, công nhân thì có thể thay ca, còn kỹ sư giám sát thì... làm luôn 3 ca.
Nếu không có đạo đức, người giám sát thi công dễ... cho qua những lỗi nhỏ và lớn tuỳ thuộc vào sự đối đãi của đối tác. Nhiều kỹ sư giám sát thi công công nhận: "Cám dỗ luôn luôn có, có mỗi ngày". Và đương nhiên, công trình càng có nhiều khuất tất thì kỹ sư giám sát thi công càng được... "ưu ái".
Anh Thắng, một kỹ sư GSTC tại TP.HCM nói đùa: "Mãi chẳng lấy được vợ. Suốt ngày tiếp xúc với sắt, thép. Nghe nói làm bên xây dựng là mấy cô trốn mất tiêu". Ở công trường từ mở mắt đến khi không còn thấy đường để làm. Không có khái niệm ngày thứ 7,CN. Người lúc nào cũng bám đầy bụi. Nếu có trốn đi cafe thì cũng chỉ dám đi với những anh em đồng nghiệp. Cơ hội hẹn hò bạn gái là hiếm hoi.
Theo quy định tại Điều 6 Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18-4-2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì cá nhân đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Có trình độ chuyên môn, tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp. - Đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm. - Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận - Đạo đức nghề nghiệp tốt, chưa có hành vi gây ra sự cố, hư hỏng, làm giảm chất lượng công trình trong công tác giám sát thi công xây dựng. - Có sức khỏe đảm nhận được công tác giám sát thi công xây dựng công trình trên hiện trường.
Căn cứ Điều 4 của Quy chế này thì Bộ Xây dựng là cơ quan thống nhất quản lý và phát hành chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Vụ Xây lắp - Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện công việc này. Giám đốc Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là người trực tiếp cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình cho các cá nhân đăng ký cấp chứng chỉ khi có đủ các điều kiện nêu trên.
Theo VietNamNet
Những "quân sư" của doanh nghiệp
Bạn đang có trong tay một số vốn nho nhỏ nhưng không muốn nó ngủ yên, bạn đang chập chững muốn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh hay bạn có một lượng hàng hóa cần bán nhưng chưa tìm ra giải pháp nào tốt nhất..., lúc ấy bạn hãy tìm đến một “quân sư”.
Gợi ý, làm bảng kế hoạch, vạch chiến lược marketing... xây dựng những dự án kinh doanh giúp doanh nghiệp... đó là công việc của những người làm tư vấn kinh doanh.
Công việc không phải ai cũng làm được
Khi tìm hiểu công việc này, bạn sẽ thấy, khai sinh một dự án kinh doanh, cứu một doanh nghiệp là việc không phải ai cũng làm được. Công việc của một người tư vấn kinh doanh yêu cầu phải nắm bắt và hiểu cặn kẽ những nhu cầu cần thiết của khách hàng. Từ những nhu cầu ấy, hồ sơ, thông tin liên quan từ môi trường xung quanh, xã hội... được tìm hiểu, thu thập đầy đủ, làm cơ sở cho những giải pháp kinh doanh khả thi sau này. Khả năng của tư vấn viên (TVV) kinh doanh phần lớn được đánh giá qua những giải pháp họ đưa ra. Nếu tư vấn viên có tầm nhìn, họ sẽ vạch ra những giải pháp để khách hàng của họ được lợi nhuận cao nhất và dài nhất. Và đó chỉ mới là nửa chặng đường thôi, tư vấn viên còn phải tiếp tục theo dõi, chỉnh sửa để đánh giá mức độ hiệu quả của dự án do mình vạch ra. Thời điểm kế hoạch đó đã đi vào hoạt động trôi chảy, vai trò của tư vấn viên mới thật sự chấm dứt.
Hãy rèn luyện để làm một “quân sư” giỏi
Trước tiên, nói về trình độ, các TVV trong lĩnh vực kinh doanh thường tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng về kinh tế, luật... ở các ngành: Luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Ngoại thương, Cao đẳng kinh tế đối ngoại... Và ngoài ra, để “tung hoành” được, họ phải hiểu biết rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, rành luật Việt Nam, thuế, những chính sách của nhà nước trong lĩnh vực họ tư vấn, địa bàn dân cư... Họ thường lăn lộn nhiều qua các lĩnh vực kinh doanh, nên am hiểu công việc, có kinh nghiệm và có tầm nhìn rộng hơn những người khác trong việc vạch chiến lược. Nhạy bén, Kiên trì và sáng tạo cũng là những phẩm chất mà một nhà tư vấn phải có. Sự kiên trì, bãn lĩnh trước khó khăn giúp cho các TVV đối mặt và vượt qua được những trở ngại khi thực hiện dự án. Sự nhạy bén, sáng tạo trong cách nghĩ, trong công việc giúp họ có những bản dự án hay, thuyết phục và chiến lược marketing của khách hàng độc đáo hơn.
Lò luyện “quân sư”
Anh Hoàng Vũ (GĐ Trung tâm tư vấn kinh tế Thanh Niên TP.HCM) cho biết: “Ở Việt Nam, vẫn chưa có một ngành đào tạo chính thức về tư vấn kinh doanh. Nghề dạy nghề vẫn được xem là cách học phổ biến hiện nay của các tư vấn viên VN. Tuy nhiên, từ những xuất phát điểm ban đầu: nhà kinh tế học, luật sư, nhà tâm lí... bạn đều có thể đến với nghề này dưới góc độ chuyên môn của mình. Và để nâng cao “tay nghề”, bạn có thể chọn học thêm những khóa học tư vấn doanh nghiệp, tư vấn trong lĩnh vực marketing của trường đại học Marketing TP.HCM, trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, đại học Kinh tế TP.HCM...”.
Triển vọng và thu nhập
Hiện nay, tư vấn doanh nghiệp được xem là một trong những nghề thời thượng. Nhà tư vấn làm việc theo nhóm, hoạt động trong những công ti TNHH tư vấn tư nhân, bạn có thể có thu nhập từ 300 - 500 USD là bình thường. Trong vai trò của một tư vấn viên độc lập, thu nhập đó có thể từ 1.000 USD trở lên, tùy theo những dự án kinh doanh lớn, nhỏ mà bạn thực hiện.
Nếu bạn mê tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, thậm chí, mê xem quảng cáo trên tivi và mê làm “quân sư”, sao không thử nghĩ đến TƯ VẤN KINH DOANH như nghề nghiệp tương lai của mình để bắt đầu chuẩn bị từ hôm nay nhỉ?
Thúy Vi (Muctim Online)
Tư vấn, nghề của thời hội nhập
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế mở cửa, phát triển theo xu hướng hội nhập, thì công việc tư vấn càng có vai trò quan trọng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế ấy, với lợi thế về chuyên môn và kinh nghiệm nên Việt Kiều phần nào hội đủ điều kiện trong vai trò "nhịp cầu" tư vấn tại quê hương.
Nhiều Việt Kiều đã khá thành công, khi tham gia làm công việc tư vấn trong một số lĩnh vực, góp phần vào thành công của doanh nghiệp.
Tư vấn luật, tài chính
Một trong những Việt Kiều về nước và tham gia vào công việc tư vấn luật đầu tiên là anh Albert Franceskinj. Tốt nghiệp chuyên nghành luật ở Pháp, anh Albert, có thời gian dài làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng, sau đó đảm trách vai trò luật sư cho công ty luật lớn hàng đầu của Pháp là DS Avocas.
Năm 1996, anh được DS Avocas cử về Việt Nam làm giám đốc chi nhánh tại TP HCM, công việc tư vấn luật đã rất quen thuộc, nhưng khi làm việc tại Việt Nam, nơi có đặc thù pháp lý riêng, Albert đã phải nghiên cứu, cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác để tư vấn kịp thời cho khách hàng, mà đa số công ty nước ngoài hoặc Việt Kiều về nước làm ăn, tất nhiên có cả doanh nghiệp trong nước.
Anh nhớ lại, những năm đầu DS Avocas mới hoạt động, nhiều khách hàng có tâm lý hay thói quen thường tự đứng ra đàm phán, thương lượng với các đối tác. Công việc có khi thành công, nhưng cũng có khi gặp phải sự cố họ mới lúng túng, không biết giải quyết ra sao và tìm đến luật sư nhờ can thiệp. "Đáng lý ra, khách hàng nên nhờ tư vấn từ đầu thì chắc chắn sẽ ít tốn kém thời gian và công sức. Nhưng dù sao khách đã tin cậy và giao phó cho mình, thì chúng tôi cũng phải cố gắng để họ không thất vọng. Những trường hợp như thế nay đã giảm đi - do khách hàng đã ý thức hơn sự cần thiết của việc tư vấn pháp lý".
Anh cho biết, hiện nay, DS Avocas thực hiện tư vấn cho khách hàng tất cả những dịch vụ liên quan đến pháp luật, từ kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai... cho tới việc kết hôn, xin con nuôi.
Về lĩnh vực tư vấn đầu tư tài chính, một "nữ lưu" được nhắc đến là chị Đường Thu Hương, hiện là Giám đốc đối thoại của IDG Ventures Vietnam, quỹ tư vấn đầu tư mạo hiểm của tập đoàn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam (thường được gọi là quỹ đầu tư mạo hiểm 100.000 USD vào lĩnh vực IT).
Chị Hương tốt nghiệp nghành Quản trị kinh doanh ở Mỹ và đã kinh qua nhiều công việc về tài chính như kiểm toán cho Công ty Amoco tại Chicago, làm chuyên viên phân tích kinh doanh, giám đốc đầu tư dự án cho công ty về vi tính và phần mềm của Mỹ có văn phòng tại Việt Nam trước khi điều hành IDG.
Bằng kinh nghiệm và quan sát thực tế, chị Hương có cái nhìn riêng về ngành tư vấn tại Việt Nam: "Ngành tư vấn đã và đang hình thành tại Việt Nam, tuy nhiên, mức độ chuyên nghiệp hoá chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tư vấn được nhắc đến nhiều, nhưng giá trị thực của người tư vấn và người được tư vấn vẫn chưa được khai thác đúng mức, hiệu quả của loại hình công việc đặc biệt này. Ở Việt Nam, tư vấn bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư đều có thể gọi là tư vấn tài chính. Nhưng thực tế, chúng ta vẫn còn thiếu những chuyên viên tư vấn tài chính thực thụ, những người có kiến thức sâu rộng, có kỹ năng làm việc khoa học, bài bản, trách nhiệm và biết giữ chữ tâm với nghề".
Chuyên viên tư vấn không những phải có kiến thức bao quát mà còn phải giàu kinh nghiệm thực tiễn để ứng phó với nhiều tình huống. Người cần tư vấn cũng cần phải có thái độ nghiêm túc, hợp tác với chuyên viên chứ không phải là một cuộc trắc nghiệm.
Phân tích thành công của các nước phát triển, rõ ràng tư vấn có vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Đó là sự phân công nhân lực trong xã hội một cách cần thiết, khẳng định sự phát triển về mặt nhận thức. Rất lạc quan, chị nói: "IDG đồng hành, chia sẻ rủi ro với doanh nhân Việt Nam để cùng phát triển. Bằng những nỗ lực của mình, chúng tôi tin rằng tương lai của hoạt động tư vấn tại Việt Nam sẽ tốt hơn hiện tại".
Tư vấn kỹ thuật, địa ốc
Anh Clemet Francois Davan trước đây, định cư ở Pháp, có gần 30 năm trong kỹ thuật hạt nhân và sản xuất các thiết bị y tế. Những năm 1990, có dịp về thăm quê hương, được mời tham dự hội thảo về y khoa, sau đó đã đi thăm nhiều bệnh viện, anh thấy thiết bị y tế nhiều nơi cũ kỹ, lại luôn trong tình trạng quá tải. Về Pháp, anh suy nghĩ, tìm cách làm một việc gì đó mang lại thuận lợi cho việc trị bệnh tại Việt Nam, mà điều quan trọng là thiết bị y khoa phải được trang bị đầy đủ hơn, sử dụng được hết công năng.
Chuẩn bị cho bước đệm của việc về hưu, anh về Việt Nam và bắt tay vào việc thực hiện ý định của mình. Đầu tiên, anh được bệnh viện Việt - Pháp mời làm Trưởng Phòng Trang Thiết bị y tế. Đây là mô hình bệnh viện theo tiêu chuẩn nước ngoài rất hiện đại, tiếc là dịch vụ này không dành cho người nghèo có nhu cầu trị bệnh, nên sau thời gian công việc đã ổn định, anh không làm công việc này nữa.
Qua bạn bè quen biết, anh hiểu rằng có những thiết bị máy móc rất đắt tiền, nhiều chức năng, nhưng ở nhiều nơi chưa biết tận dụng hết nên rất phí phạm. Để phát huy được chức năng của trang thiết bị, anh thành lập Công ty Synergy Wold (Thế giới Hiệp kín) để tư vấn kỹ thuật cho trang thiết bị y tế, chủ yếu là máy gia tốc xạ trị ung thư của Đức, Pháp, Mỹ, Anh và Nhật Bản.
Ở thời điểm nào và ở bất kỳ đâu, địa ốc luôn là nghành kinh doanh có sức hút lớn đối với các nhà kinh doanh. Có lẽ vì vậy mà anh Vương Văn Kiệt, một kỹ sư không gian ở Mỹ, đã chuyển hẳn sang nghề kinh doanh bất động sản, địa ốc cách đây khá lâu và khá thành công.
Năm 1999, anh về Việt Nam phát hiện thị trường địa ốc còn rất nhiều tiềm năng. Sau khi thử nghiệm tổ chức rất nhiều hội thảo, giới thiệu phương pháp rao bán bất động sản tại Mỹ, được nhiều người hưởng ứng, anh mạnh dạn thành lập hệ thống kinh doanh bất động sản Century 21 tại Việt Nam.
Hiện anh hợp tác với Công ty Kinh doanh địa ốc Sài Gòn (thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn) để điều hành mạng lưới rao bán và cho thuê bất động sản toàn cầu "TheGioiBatDongSan.com". Việc tư vấn địa ốc đến với anh như một công việc cần thiết để hoàn tất việc môi giới bất động sản, thực hiện thủ tục tài chính, định giá... cho khách hàng.
"Dịch vụ tư vấn, ngày càng phát triển chuyên nghiệp hơn trong nhiều lĩnh vực, và điều đó giúp cho doanh nhân yên tâm hơn khi đầu tư. Tôi tin quá trình nâng cao vị trí nghề tư vấn ở Việt Nam sẽ ngày một nhanh như xu thế tất yếu", anh Kiệt Khẳng định.
Sau nhiều năm sống ở nước ngoài, ai cũng mong muốn có ngày trở về quê hương để sinh sống. Dù với công việc gì, đóng góp của mỗi người cho sự phát triển của đất nước đều được ghi nhận và đáng trân trọng. Hy vọng những Việt Kiều làm nghề tư vấn này sẽ là một "nhịp cầu" kết nối thêm với nhiều người khác cùng thực hiện, góp phần tạo nên một thị trường sôi động và có sức hút hơn.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Nghề” trực tổng đài taxi
Tổng đài của các công ty taxi là khâu làm việc trực tiếp với khách hàng. Các nữ nhân viên tổng đài không chỉ có chất giọng biểu cảm mà còn phải có các kỹ năng khác mới có thể đảm nhiệm tốt công việc tưởng như đơn giản mà lắm áp lực này.
Bộ phận tổng đài ở các công ty thường chia thành hai cấp bậc: trực điện thoại và điều hành. Nếu như nhân viên trực điện thoại chỉ cần thái độ niềm nở và chất giọng dễ nghe, thì bộ phận điều hành phải đạt yêu cầu của một “tấm bản đồ sống”.
Để được ngồi vào vị trí điều hành, nhân viên trực điện thoại thường phải trải qua ba năm kinh nghiệm làm việc trở lên. Theo những nhân viên ở khâu tổng đài của các công ty taxi, việc chuyên viên điều hành không chỉ rành rẽ đường sá mà còn biết các địa điểm văn hóa, giải trí sẽ thu hút hành khách là người nước ngoài.
Chị Lương Thị Tuyết Trinh – phó trung tâm điều hành taxi Mai Linh, cho biết: “ với hành khách ngoại quốc, nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực, giải trí VN rất cao. Lúc đi xe, nếu muốn biết điều gì đó, họ sẽ trực tiếp hỏi tài xế. Thường thì tài xế giải đáp khá tốt các thắc mắc về shopping, địa điểm du lịch, giá cả khách sạn, địa điểm đổi tiền… Nhưng, khi khách hỏi đến những vấn đề thuộc về văn hóa, tôn giáo hay những địa điểm giải trí cao hơn nữa, tài xế phải “cầu cứu” đến người điều hành “giải tỏa” được các vướng mắc, hành khách rất thích, và chắc chắn lần sau họ sẽ gọi cho công ty khi có nhu cầu đi taxi”.
Công việc của các chuyên viên điều hành quan trọng hơn nhân viên trực điện thoại, nhưng áp lực công việc thì ngược lại. Nhân viên trực điện thoại tổng đài là người trực tiếp nhận cuộc gọi từ khách hàng, nên họ cũng là người đầu tiên hứng chịu tất cả những nỗi bực bội của khách.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hương, công ty taxi Sài Gòn, tâm sự: “mỗi khi khách gọi xe mà vì lý do nào đó tài xế đến trễ, thì người đầu tiên bị phàn nàn là nhân viên tổng đài. Khách xuống xe mà để quên đồ, người đầu tiên bị ‘hỏi cung” cũng là tổng đài…Thậm chí, có lúc sai sót hoàn toàn thuộc về hành khách, nhưng nhân viên tổng đài cũng phải cười nhận lỗi về mình”.
Dù có bị mắng oan, nhân viên tổng đài cũng không được phép phản ứng lại hành khách. Trong các công ty taxi lớn hơn Mai Linh, Deluxe…,nhân viên trưc điện thoại tổng đài được huấn luyện để luôn mềm mỏng trước cơn thịnh nộ bất chợt của “thượng đế” mà tìm cách ứng xử khôn khéo để giải quyết những vướng mắc.
Ngoài ra, làm công việc này, họ còn phải “hy sinh” những ngày lễ tết - thời điểm khách gọi taxi đông nhất trong năm. Nhiều người trong cuộc cho biết, từ khi vào nghề này, họ thường xuyên đón tết hay những dịp lễ trong… phòng tổng đài.
Dù khó khăn như vậy nhưng hầu như các nhân viên tổng đài rất “say” công việc vì họ cũng nhận được khoản đãi ngộ tương đối hấp dẫn. Chị Lương Tnị Tuyết Trinh, taxi Mai Linh, cho biết: “Lương bình quân của nhân viên tổng đài là 1,5 triệu đồng/tháng nhưng vào mùa lễ tết, chúng tôi được tăng những 300% chỉ số lương. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được nhiều khoản thưởng và được công ty cho đi du lịch.
Yêu cầu tuyển dụng nhân viên tổng đài taxi: bằng tú tài, chứng chỉ A Anh văn, giọng nói chuẩn và rõ ràng, rành rọt đường sá.
Nhân viên tổng đài sẽ làm việc theo ca, ca sau cách ca trước 24 tiếng. Lương trung bình là 1,5 triệu đồng, những tháng cao điểm, khách đông, thu nhập có thể lên đến 5-6 triệu đồng/ tháng.
Theo PN Tp.HCM
Nghề mạo hiểm
Những người thợ lau kính đang làm việc trên công trình
Treo lơ lửng trên không ở độ cao hàng trăm mét trên các tòa ốc chọc trời là công việc thường ngày của những người thợ lau kính, với biệt danh là “người dơi”. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị, nghề này đã và đang khẳng định sức lôi cuốn của nó đối với một bộ phận giới trẻ.
Vào nghề
“Lâu nay, người ta cứ nghĩ chỉ có phi công, vận động viên nhảy dù là không sợ độ cao, nhưng những “người dơi” của chúng tôi cũng nên xếp vào loại này. Nói thế chứ để trở thành “người dơi” đâu phải dễ” - anh Đinh Thanh Nam, Trưởng phòng dịch vụ của Cty cổ phần dịch vụ và chăm sóc nhà Homecare (27 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội), nói về công việc của những “người dơi”.
Nói rồi, Nam đưa chúng tôi đến thăm quan buổi làm việc của “người dơi”.
Dưới cái nắng “trái mùa” gay gắt giữa 11 giờ trưa, ngước mắt nhìn lên tòa nhà cao 12 tầng (Trung tâm thư viện ĐH Bách Khoa), ba bóng “người dơi” đang treo bám mình trên những ô kính bé tý ở độ cao hơn 40 mét so với mặt đất. Thỉnh thoảng, gió thổi làm cho “người dơi” đong đưa, chơi vơi như những diễn viên nhào lộn trên không trung.
Sau hơn một tiếng đồng hồ sốt ruột chờ đợi, chúng tôi mới gặp được những “người dơi” khi họ vừa tiếp đất. “Làm nghề này tuy vất vả, nguy hiểm nhưng cũng có cái sướng của nó. Có được cảm giác tự do, phóng túng khi treo mình trên không trung”- Duy, một “người dơi” trong đội như vừa được “thưởng thức” cái cảm giác mạnh trên không tươi cười nói.
Để có được những cảm giác “phóng túng, tự do” như Duy nói, những “người dơi” trong đội đã phải trải qua các kỳ “sát hạch” đầy gian khó và rất khắt khe. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để theo nghề này là sức khỏe phải tốt, không có tiền sử về bệnh tim mạch, có thần kinh vững vàng để có thể làm việc trên độ cao hàng trăm mét lơ lửng giữa khoảng không.
Sau khi được tuyển vào, họ được đào tạo để làm quen và thực tập với độ cao. “Mới nghe tưởng là đơn giản, nghề lao động chân tay có sức khỏe là làm được, ấy vậy mà khi tuyển vào đã không ít thanh niên cao to, khỏe mạnh đành bỏ cuộc”-anh Nam cho biết.
Nghề mạo hiểm
Những “người dơi” tuổi đời còn rất trẻ, hầu hết là dân ngoại tỉnh. Nghề này rất kỵ tuyển thợ là nữ, nhưng điều đặc biệt trong đội lại có một “người dơi” là nữ giới, đó là Hằng (sinh năm 1982).
Tham gia vào đội “người dơi”, Hằng đảm nhiệm phần việc ở dưới đất như: giặt khăn lau, trao các dụng cụ hay lấy hóa chất tẩy rửa cho đội. Ngoài ra, cô còn đảm nhiệm luôn nhiệm vụ chuyên theo dõi tình hình thời tiết.
Với họ thời tiết chính là “kẻ thù”. Hễ có gió, mưa to, thậm chí trời bị nồm thì cả đội đành bỏ cuộc. Rồi những trường hợp “người dơi” bị say nắng, say gió không phải hãn hữu.
Đối với nắng, những buổi trời nắng gắt, nắng nóng hắt vào kính phản xạ lại làm nóng rát mặt mũi. Đối với gió, những cơn gió lớn đột ngột thổi làm toàn thân đong đưa, lơ lửng giữa không gian, thậm chí gây ra những cú va đập rất nguy hiểm.
Hiển - đội trưởng đội “Người dơi” – Cty Homecare, sinh năm 1982 quê ở Thanh Ba (Phú Thọ), là người có thâm niên cao nhất trong đội, nhớ lại lúc mới vào nghề vẫn dựng tóc gáy. Sáu năm trước đây, sau khi tốt nghiệp THPT, chàng trai đất Tổ này đã xuống Hà Nội để “đầu quân” làm “người dơi” cho một Cty.
Khi mới vào nghề, Hiển cứ nghĩ chỉ cần mình có sức khỏe là ổn, ai dè khi treo mình trên cao nhìn xuống mà toát mồ hôi, sợ thót tim, có lần phải bỏ việc.
“Lần đầu tham gia vào đội “người dơi”, cũng là lần đầu em phải đối mặt với sự sợ hãi nhất, cảm giác cái chết luôn cận kề. Lần đó khi tham gia vào đội “người dơi” để chăm sóc, bảo dưỡng tòa tháp Hà Nội cao 21 tầng, đang mải mê làm việc trên cao bỗng nhiên một cơn gió lớn đột ngột thổi làm cho một bên ghế ngồi bị tụt khỏi hai sợi dây cáp. Cũng rất may là em đã bám kịp vào khe kính chứ không thì toi rồi” - Hiển kể.
Sau lần suýt chết, Hiển đã từ bỏ cái nghề mạo hiểm này để về quê. Được một năm, không có công ăn việc làm, cậu lại lên Hà Nội và tiếp tục trở lại với cái nghề này.
“Đến giờ khi lập gia đình em mới dám kể cho vợ nghe chứ trước đây mà nói chắc gì chúng em đã lấy được nhau”-Hiển bộc bạch.
Có lẽ vì thế mà khi chúng tôi có nhã ý muốn được chụp vài kiểu ảnh về “người dơi” nhưng họ đều từ chối. “Các anh mà đưa hình bọn em trên báo thì bọn em bị bạn gái bỏ hết mất”.
Công việc hiểm nguy và không phải ai cũng có thể gắn bó lâu dài với nghề, thường thì trên 30 tuổi họ đã phải giải nghệ. Bởi bất cứ lúc nào cảm thấy sức khỏe không còn tốt hay không còn sự dẻo dai thì những “người dơi” phải tự thu xếp nghỉ hoặc đi tìm việc khác để làm.
“Em chọn nghề này biết là nguy hiểm, không bền nhưng em vẫn theo nghề bởi thu nhập của nó khá cao”-một thành viên trong đội tâm sự. Nghề này mang lại thu nhập cao!
Nhưng khi hỏi: “Cao thế nào?” thì cậu ta hồn nhiên: “Lương từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng, ngoài ra mỗi ngày đu kính, mỗi người còn được thêm 20 nghìn đồng”.
Theo anh Đinh Thanh Nam, các thành viên trong đội “người dơi” đều được Cty đóng bảo hiểm nhân mạng.
Theo Tiền Phong
Nghề marketing
Marketing: Là chào hàng, tiếp thị? Là cái gì đó đại loại như quảng cáo? Không hẳn. Chào hàng, tiếp thị hay quảng cáo đều chỉ là những mắt xích nhỏ trong một hệ thống quy mô những công việc mà marketing phải đảm nhiệm.
Nhà văn và đồng thời là nhà doanh nghiệp nổi tiếng Paul - Loup Sulitzer có viết một cuốn tiểu thuyết nói về sự nghiệp của một nữ doanh nhân cuối thế kỷ 19, “Hanah”. Người phụ nữ này chế tạo mỹ phẩm dành cho nữ giới, sau đó bán ra thành công và muốn mở rộng các đại lý. Bà sử dụng một nhân viên đặc biệt cho nhiệm vụ này.
Anh ta đi khắp các thành phố lớn của thế giới, khảo sát, đánh giá và gửi về các bản báo cáo: Địa điểm, đối thủ, khách hàng quan trọng.... Lương của anh ta cao hơn tất cả mọi nhân viên khác. Nhiều người nghĩ rằng anh chàng này có thể gọi là một gián điệp kinh tế. Nhưng đến giờ, khi mà lý thuyết marketing đã không còn xa lạ thì có thể gọi anh ta một cách đúng đắn hơn là một chuyên gia về marketing.
Vậy họ là ai? Người có khả năng làm cho một thương hiệu vô danh được khách hàng ghi nhớ. Bảo vệ và phát triển một thương hiệu có tiếng giữa vô vàn những nguy cơ. Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ và chính tiềm lực của bản thân. Đưa ra những chiến lược dựa trên các tính toán tỉ mỉ, thực hiện nó và đánh giá hiệu quả. Từ tiếp thị, chào hàng đến khảo sát thị trường, tiến hành quảng cáo, chăm sóc khách hàng...
Ai có thể làm một chuyên gia marketing?
“Nếu bạn tắt tivi mỗi khi đến mục quảng cáo. Nếu đối với bạn không gì vô nghĩa hơn là những sự kiện theo kiểu: công ty A, B, C tổ chức đêm nhạc hay lễ trao học bổng hay những thứ vớ vẩn tương tự cho một X, Y, Z nào đó. Nếu bạn ngại kết giao với quan điểm là bạn bè không cần đông, chỉ cần thân. Nếu bạn không thích dính líu gì đến những loại sách kinh tế, cũng chẳng có khái niệm gì về nghề marketing...Thế thì tốt hơn hết là bạn đừng nên nhảy vào ngành này làm gì", Lê Dương Linh, một thành viên của trang web Diễn đàn kinh tế, nhận xét.
Marketing không phải là cái gì đó cao xa mà học sinh không thể thực hiện được. Thử nhìn lại xung quanh bạn, luôn luôn có những người như thế này. Họ tham gia mọi hoạt động tập thể, có bạn bè ở mọi lớp trong trường, được thầy cô quý mến và nhớ lâu hn những người khác. Và thú vị ở chỗ có khi sức học của họ chỉ thường thường bậc trung mà thôi.
“Học giỏi nhất không có nghĩa là được biết đến nhiều nhất, được tin cậy nhất và được quý mến nhất. Cần phải có những yếu tố khác. Tôi có một cô bạn, có người bảo cô ấy khéo léo vì có nhiều bạn bè. Nhưng tôi cho rằng không phi khéo léo mà sự chủ động và tinh tế trong các mối quan hệ mới giúp được cô ấy. Đó mới là cái cần thiết cho một chuyên gia marketing trong tương lai.” Thao, cựu SV ĐH Thương mại nói.
Giao tiếp tốt trong marketing không phải là miệng mồm xởi lởi mà là thiết lập những mối quan hệ và duy trì những mối quan hệ đó một cách dài lâu.
Khả năng sáng tạo, kiên nhẫn, tư duy lôgic, chịu đựng được áp lực...là những yếu tố mà một nhân viên marketing cần có. Lẽ dĩ nhiên, chẳng có ai ngay từ đầu đã có đầy đủ những phẩm chất ấy được.
Trong chương trình đào tạo cử nhân của khoa Marketing (Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội), hai mục tiêu “thể chất mạnh mẽ” và “sức khoẻ tốt” được nhấn mạnh với cả hai chuyên ngành quản trị marketing và quản trị quảng cáo.
Trường nào vừa sức?
Hiện nay, chuyên ngành marketing đã được đào tạo chính quy tại nhiều trường ĐH: Kinh tế quốc dân, Thương mại, Thăng Long, Kinh tế TP.HCM...Thậm chí, ở TP.HCM còn có hẳn một trường ĐH chuyên đào tạo về ngành này, đó là ĐH Marketing TP.HCM.
Phạm Mai Lành, SV năm hai tại khoa marketing (Kinh tế quốc dân) kể rằng, trong hơn 50 người đang theo học tại lớp cô, chỉ có ba người là đăng ký ngay từ đầu. Bởi vậy, điểm số của thời kỳ đầu khá thê thảm: Chỉ có dưới 10 người trên 7,0. Nhưng, khi mọi người bắt đầu nhìn ra cơ hội thì thái độ học tập khác hẳn: trên 30 người từ 7,0 đến xấp xỉ 8,0. "Là lớp trưởng mà khi tổng kết điểm cho mọi người cũng không thể tin nổi”- Lành hào hứng.
Chào hàng hay tiếp thị? Cũng là marketing nhưng chỉ là một khâu nhỏ xíu. Và như theo đánh giá của nhiều người trong nghề, SV nên trải qua khâu này trước khi tới những công việc phức tạp hơn như: vạch ra chiến lược sản phẩm, bảo vệ thương hiệu. Vì nó sẽ tạo cho anh ta sự từng trải.
Đã có lúc, SV marketing ra trường bị đẩy tất về các phòng Sales (bán hàng) là coi như đã có chỗ nương thân. Nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO, cuộc chơi này không có chỗ đứng cho những ai không có khái niệm về nghiên cứu thị trường, quản lý và phát triển thương hiệu, chăm sóc khách hàng...Nguồn nhân lực marketing sẽ trở nên quý giá hơn bao giờ hết.
Và bởi vậy, SV đang lăn xả vào cuộc. “Không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với SV nhiều ngành khác: Dân báo chí, ngoại thưng, rồi các chuyên ngành khác của kinh tế...đều có thể làm marketing rất tốt nhờ khả năng quan hệ, lợi thế ngoại ngữ, sự nhanh nhạy...”- Vũ Cường- Một SV marketing nhận xét.
Ưu thế lớn nhất của dân marketing là được đào tạo bài bản với những kiến thức lý thuyết, kiến thức nghiệp vụ và kiến thức bổ trợ chuyên ngành. Quản trị marketing, quản trị bán hàng, quản trị kênh marketing, quản trị giá trong doanh nghiệp. Sang đến bên chuyên ngành quảng cáo thì có: quản trị quảng cáo, quản trị thương hiệu, chiến lược phương tiện quảng cáo, biểu trưng logo...- Những môn học chỉ nghe tên thôi cũng thấy...sờ sợ vì cái sự khó.
Hay ho nhất là thảo luận. Nghe có vẻ quý và hiếm với SV của nhiều chuyên ngành khác, nhưng với dân marketing lại là chuyện cơm bữa. Tự đặt mình vào vị trí các doanh nghiệp và chiến đấu nảy lửa để giành lại thị phần, bảo vệ thương hiệu. Cuộc chiến "ảo" nhưng kỹ năng thật. Và với họ, đấy chính là sự khởi đầu.
Là một, hay tất tần tật?
Một nhân viên khi được hỏi làm việc trong bộ phận nào của phòng marketing đã trả lời rằng anh ta làm tất cả mọi việc.
Trên lý thuyết, phòng marketing được chia làm nhiều bộ phận nhỏ và nhân viên đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Ví dụ: Nhân viên nghiên cứu thị trường, nhân viên quảng cáo, nhân viên dịch vụ khách hàng. Mỗi khâu đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và cũng đều có những yêu cầu riêng.
Nếu nhân viên quảng cáo cần đặt yếu tố sáng tạo lên hàng đầu thì nhân viên nghiên cứu thị trường đòi hỏi sự chu đáo, chính xác trong công việc điều tra rồi sự nhạy bén, sáng suốt khi đưa ra các đánh giá dựa trên dữ liệu nghiên cứu. Người viết một bản kế hoạch khuyếch trương sản phẩm thì cần có đầu óc của một nhà chiến lược trong khi một nữ nhân viên trong bộ phận chăm sóc khách hàng chỉ cần nắm vững quan hệ công chúng là đủ.
Nhưng thực tế cho thấy, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (rất phổ biến trong môi trường kinh tế hiện nay của Việt Nam) thì không thể nào có sự phân chia rành mạch như thế. Thành ra, với một nhân viên marketing, việc gì cũng đến tay. Nếu có một cuộc bình chọn ai là người bận rộn và đa năng nhất thì họ phải đứng số một của công ty.
“Theo tôi, như thế lại là điều cần thiết với những ai muốn tiến xa trong lĩnh vực này. Có người nói ra trường mà làm nhân viên tiếp thị thì kiên quyết không làm. Như thế là sai lầm. Anh ta phải trải qua tất cả các khâu, phải nắm được mọi hoạt động liên quan đến chức năng marketing của công ty thì sau này mới thành tài được.” PGS.TS Trần Minh Đạo (Trưởng khoa Marketing - ĐH Kinh tế quốc dân) nói.
Lê Trung Thành (phó tổng giám đốc Pepsi Việt Nam) trước khi trở thành một trong những chuyên gia marketing hàng đầu tại Việt Nam cũng đã “khởi nghiệp” từ vai trò một nhân viên khảo sát thị trường, rồi đến nhân viên chào hàng..nhựa đường, dầu nhớt.
Ông Đỗ Kim Dũng (Giám đốc công ty quảng cáo An Tiêm) trong một cuộc hội thảo về thực trạng quảng cáo do Bộ Văn hóa Thông tin và Hiệp hội quảng cáo Việt Nam tổ chức đã từng ước tính đến năm 2010, chúng ta có ít nhất 500.000 doanh nghiệp. Theo ông, một phần ba trong số đó là sản xuất sản phẩm hàng hoá. Và mỗi công ty này cần ít nhất là một nhân viên để quản lý và phát triển nhãn hiệu.
Theo VietnamNet
Thiết kế bìa sách: Nghề tay ngang?
Mảnh đất màu mỡ vẫn còn nhiều chỗ trống.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhân lực của ngành thiết kế đồ họa đang trong tình trạng "cung không đủ cầu". Những bạn trẻ theo học ngành này không khó để có thể tìm được cho mình một công việc phù hợp. Và thiết kế bìa sách (TKBS) là một mảnh đất đủ rộng để các bạn "bay nhảy".
Hiện nay, lượng sách được xuất bản hết sức đa dạng và phong phú, cả về hình thức và nội dung. Đã qua rồi cái thời bìa sách chỉ có toàn chữ hoặc nếu có hình thì cũng chỉ là cắt dán, hình người đẹp.
Đất rộng
Khi nhận thức được cái vỏ của hàng hóa có vị trí cực kỳ quan trọng thì TKBS được quan tâm hơn rất nhiều. Nó hình thành nên cái mà người ta gọi là "mĩ thuật bìa sách". Độc giả dễ dàng tìm thấy những cuốn sách hay có tiếng với bìa sách cực kỳ bắt mắt và ấn tượng, đặc biệt là dòng sách văn học.
Hàng loạt các công ty sách ra đời như Bách Việt, Nhã Nam, Đông A... cùng với sự cạnh tranh đã khiến cho việc đầu tư vào hình thức của từng cuốn sách cũng trở nên "cần thiết hơn". Mỗi một dòng sách có cách thiết kế riêng nhưng sách văn học và tiểu thuyết vẫn là mảnh đất được ưa chuộng nhất. "Với dòng sách này, tác giả có nhiều đất hơn để thể hiện cái tôi của mình", anh Tuấn - cộng tác viên TKBS của Bách Việt cho biết.
Nếu chịu để ý có thể thấy những cái tên quen thuộc của lĩnh vực này như Văn Sáng, Trần Đại Thắng...và quanh đi quẩn lại cũng vẫn chỉ chừng ấy cái tên. Một người bạn làm TKBS cho biết, anh mới làm được hơn một năm đã thiết kế được hơn chục bìa sách: "mảnh đất màu mỡ này vẫn còn rất nhiều chỗ trống để tham gia".
"Chỉ là nghề tay ngang"
Người làm TKBS cũng là một nghệ sĩ. Nhưng để sáng tạo nên một bìa sách đúng nghĩa đòi hỏi người làm nghề không chỉ có khả năng về nghệ thuật mà còn phải có khả năng cảm thụ văn học. Nếu không đọc, không hiểu ý nghĩa của tác phẩm bạn sẽ không có ý tưởng để tạo ra một bìa sách theo đúng hồn của nó. Có thể coi đây là một "rào cản" với những người muốn theo đuổi nghề này.
Việc tìm đọc tác phẩm là rất quan trọng nhưng cái quan trọng nhất là cách cảm của người thiết kế. Bởi nếu không có điều đó rất dễ rơi vào kiểu "minh họa cho tác phẩm". Anh Tuấn cho biết: "Đối với một người TKBS trẻ, sự tự do trong sáng tạo là điều quan trọng nhất. Hãy để bìa sách thể hiện cái hồn chứ không phải minh họa cho một nội dung nào đấy của tác phẩm".
Để thiết kế nên một bìa sách cũng không mất quá nhiều thời gian. "Cần phải mất một đến hai tuần cho một bìa sách. Quan trọng vẫn là ý tưởng cho bìa sách, khi có ý tưởng thì việc thực hiện không có gì phức tạp", Ngọc Anh- ĐH MTCN chia sẻ. Một điều hấp dẫn nữa ở TKBS, là sự sáng tạo trong khuôn khổ. "Bên XB đưa ra cho bạn kích thước của bìa sách, bạn muốn thể hiện ý tưởng của mình ra sao là việc của bạn nhưng vẫn phải đảm bảo nó nằm gọn trong diện tích cố định của bìa sách đó", Ngọc Anh cho biết thêm. Đôi khi cái khó đến từ phía đối tác vì bạn phải làm vừa lòng cả NXB cũng như tác giả của chính cuốn sách đó.
Giá thiết kế cho một bìa sách khoảng từ 300.000 đến 400.000 đồng. Con số này cũng không phải là nhỏ nhưng với nhiều người trẻ, nghề này chỉ được coi như nghề tay trái. Mặc dù lượng sách hiện nay được xuất bản rất nhiều nhưng để theo đuổi và sống được bằng nghề này cũng không hề dễ dàng. Do vậy, những người làm TKBS thường làm với danh nghĩa cộng tác viên.
Và đương nhiên, họ phải chấp nhận vô danh, vì "có mấy ai mua sách mà lại để ý xem người trình bày bìa là ai đâu", Ngọc Anh tâm sự. Do vậy, làm nghề này cũng cần phải đam mê không kém gì sáng tác tranh. Phải đam mê để luôn vận động, "không để bìa sách nào cũng na ná như nhau".
* Nơi đào tạo: ĐH MTCN, ĐH Kiến Trúc, Viện ĐH Mở, ĐH Hồng Bàng * Mức lương: Nếu đều đặn, bạn có thể có thu nhập hơn 2 triệu đồng/tháng. * Nếu có năng khiếu về hội họa, sử dụng được các phần mềm đồ họa và hứng thú với lĩnh vực Xb, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi được nghề này.
Hải Yến (Lao Động)
Nghề thẩm định giá: Vẫn còn khiêm tốn về nhân lực
Ngân hàng-nơi luôn cần đến thẩm định giá.
Thẩm định giá cùng với kiểm toán, chứng khoán, bảo hiểm nằm chung trong nhóm ngành tài chính ngân hàng mà nhân lực của nó cung không đủ cầu. Định giá bất động sản, máy móc và giá trị doanh nghiệp đó là công việc của một thẩm định viên.
Thẩm định giá (TĐG) là một nghề độc lập trong xã hội tương tự như kế toán, kiểm toán. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về TĐG (mua bán, cầm cố, thế chấp, đầu tư, bảo hiểm, tính thuế...) cũng ngày một tăng theo. Tuy nhiên, trong bối cảnh cung không đủ cầu của nhân lực ngành tài chính, đội ngũ thẩm định viên về giá vẫn có khoảng cách khá xa so với nhu cầu.
Cơ hội nhiều
Đất dụng võ cho nghề này rất rộng: DN kinh doanh bất động sản, ngân hàng, Cty chứng khoán, cấp quản lý từ trung ương đến địa phương đều có trung tâm-bộ phận thẩm định giá nên rất cần cử nhân có chuyên môn về ngành này.
Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa DN cũng cần rất nhiều những người làm thẩm định giá. Hiện tại, cả nước mới chỉ có khoảng 200 người được cấp thẻ thẩm định viên. Đây được coi là những "của quý" đối với các DN, đặc biệt là những DN muốn hành nghề TĐG. Và theo báo cáo của Bộ Tài chính, dự kiến đến năm 2010, VN cần thêm 500 thẩm định viên về giá (tốc độ tăng 20%).
Mặt khác, chúng ta vẫn chỉ quen với việc thẩm định những giá trị hữu hình như nhà xưởng, đất đai hay máy móc mà quên đi một: thẩm định những giá trị vô hình-thương hiệu của các DN.
Tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi người làm nghề cần phải có một trình độ chuyên môn cao. Hiện nay, ở VN, để thẩm định giá của thương hiệu, các DN phải thuê Cty nước ngoài. Đây quả là một điều lãng phí vì trong thời gian tới sẽ có rất nhiều DN VN cần thẩm định thương hiệu của mình.
Thách thức cũng không ít
TĐG là một công việc rất cụ thể, đòi hỏi tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu. Ngoài việc xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng tài sản, người thẩm định còn phải xem xét các yếu tố rủi ro vô hình và những yếu tố luật pháp ảnh hưởng đến giá trị tài sản. Chính sự phức tạp trong đối tượng TĐG, cũng như giá trị rất lớn của các tài sản thẩm định đã làm cho hoạt động này hết sức khó khăn.
H.Minh-phòng tín dụng của ngân hàng Vietcombank tâm sự: "Phải mất hơn 2 năm mình mới có thể tự tin hơn một chút khi đi định giá tài sản. Định giá cũng cần phải có cảm quan, không cẩn thận dễ xảy ra nhầm lẫn khi thông tin bạn không nắm rõ".
Do tính chất đặc biệt, thẩm định viên còn phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù: kỷ luật và trung thực. Đây là nghề đòi hỏi trách nhiệm trước pháp luật rất cao.
Sự trung thực của người làm nghề ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả công việc. Thẩm định viên không được nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức, cá nhân có nhu cầu TĐG ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng; thẩm định không đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá...
Chia sẻ với nhận định này, N.Lan làm việc tại một ngân hàng thương mại cho biết: "Hầu như tài sản nào cũng có biên độ dao động giá, nếu có một động cơ nào đó thì khi định giá người định giá hoàn toàn có thể tính theo giá thấp nhất hoặc cao nhất. Với nghề này cần nhất là không để bị tiền chi phối".
Cũng như những kiểm toán viên, thẩm định viên cũng cần phải có thẻ hành nghề do Bộ Tài chính cấp sau khi thi sát hạch 8 môn (gồm chuyên ngành, tiếng Anh và tin học). Tuy nhiên, chỉ có các DN hành nghề TĐG mới cần đến thẻ hành nghề, còn lại đa số những người làm công việc này tại ngân hàng hay Cty chứng khoán làm việc theo kiểu tích lũy kinh nghiệm vì theo họ thẻ không cần thiết.
Hải Yến (Lao Động)
Những ngành học tự khởi nghiệp
Viết lời quảng cáo là một công việc đầy tính sáng tạo
Hàng loạt trường ĐH đào tạo lĩnh vực kinh tế đã mở nhiều chuyên ngành mới đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng đa dạng của nền kinh tế - xã hội. Các chuyên ngành này có đặc điểm chung: đào tạo sâu về chuyên môn mang tính đặc thù, là những ngành nghề rất mới mẻ, đang phát triển trong xã hội.
Đặc biệt ở nhiều chuyên ngành, người học sau khi tốt nghiệp có thể tự khởi nghiệp.
Tư vấn, kinh doanh bất động sản?
Chuyên ngành quản trị kinh doanh bất động sản (BĐS) có mục tiêu đào tạo cử nhân có kiến thức khoa học về quản lý, kinh doanh và nghiệp vụ quản trị kinh doanh BĐS, có kỹ năng thực hành các tác nghiệp trong kinh doanh và quản lý BĐS.
Sau bốn năm được đào tạo, người học có thể đạt được các kỹ năng: có khả năng xây dựng, thiết kế các dự án đầu tư kinh doanh BĐS, tổ chức triển khai thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh BĐS, tác nghiệp quản lý vận hành các công trình BĐS, xây dựng và hoạch định các cơ chế, chính sách về kinh doanh và thị trường BĐS.
Để phục vụ mục tiêu này, trong quá trình đào tạo, SV sẽ được học các môn mang tính chuyên ngành như: kinh doanh BĐS, định giá BĐS, quản lý nhà nước về BĐS, thị trường BĐS, chiến lược kinh doanh BĐS, lập dự án đầu tư BĐS, quản lý BĐS... Đồng thời người học cũng được trang bị kiến thức về tổ chức thi công xây dựng, qui hoạch đất đai...
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các công ty kinh doanh địa ốc, các công ty tư vấn nhà đất, các doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các công ty quản lý vận hành các công trình bất động sản: các tòa nhà trung tâm thương mại, văn phòng các khách sạn các khu chung cư cao cấp...
Đồng thời với chuyên môn của mình, người học có thể làm việc tại các ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước về BĐS từ trung ương đến địa phương thuộc các ngành xây dựng, tài chính, quản lý đất đai các văn phòng đăng ký đất đai và BĐS...
Hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo?
Với chuyên ngành quản trị quảng cáo, các cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành này có trình độ chuyên môn sâu cả về lĩnh vực kinh doanh và ngành quảng cáo, vừa có kiến thức chung về kinh tế, marketing, vừa có kiến thức văn hóa, nghệ thuật và kỹ năng nghề nghiệp như đạo diễn và quay phim, chụp ảnh, sáng tạo kịch bản, hội họa...
Chương trình đào tạo có các môn học mang tính chuyên ngành khá đa dạng như: nghiên cứu marketing, hành vi người tiêu dùng, quản trị quảng cáo, chiến lược phương tiện quảng cáo, biểu trưng logo, quảng cáo trên Internet, quản trị thương hiệu... Đồng thời người học cũng được trang bị kiến thức về quan hệ công cộng, tâm lý học quảng cáo, marketing dịch vụ, lịch sử mỹ thuật...
Với kiến thức được đào tạo trong bốn năm, người học tốt nghiệp ngành này có thể đạt được các kỹ năng: khả năng thiết kế thông điệp quảng cáo (bao gồm cả việc sáng tạo nội dung quảng cáo, thiết kế và lựa chọn các yếu tố minh họa, trình bày maquette quảng cáo), khả năng thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm, thiết kế biểu trưng logo, tạo dáng sản phẩm, lập kế hoạch quảng cáo cho các doanh nghiệp, lựa chọn và phối hợp các phương tiện truyền thông trong một chiến dịch quảng cáo, dự toán ngân sách và đánh giá hiệu quả quảng cáo...
SV tốt nghiệp có sự lựa chọn nơi làm việc rất đa dạng: tư vấn cho mọi loại hình doanh nghiệp (Nhà nước, tư nhân, liên doanh, nước ngoài...), các cơ quan truyền thông (đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, các nhà cung cấp dịch vụ Internet...) về lĩnh vực quảng cáo.
Hoặc đảm nhận được các vị trí quản trị về quảng cáo trong các doanh nghiệp, trong các hãng quảng cáo cũng như trong các cơ quan truyền thông. Có thể tự thành lập doanh nghiệp, văn phòng hoạt động kinh doanh, làm dịch vụ trong lĩnh vực quảng cáo - truyền thông, xuất bản... Những SV giỏi có thể trở thành giảng viên dạy các môn học về quảng cáo, marketing tại các trường ĐH, CĐ.
Muốn kinh doanh lữ hành và du lịch?
Chuyên ngành quản trị kinh doanh và hướng dẫn viên du lịch là một ngành học mới nhằm đào tạo nhân lực cho một lĩnh vực đang có tốc độ phát triển nhanh và có nhu cầu cao về nhân lực. Mục tiêu đào tạo đặc thù chuyên ngành này là đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh và hướng dẫn viên du lịch c
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 27/11/2010, 2:28 pm
Kinh doanh thẻ tín dụng: nhiều cơ hội nghề nghiệp
Người Việt Nam nói chung còn chưa quen với hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng cho các giao dịch mua bán trong đời sống hăng ngày. Công việc của những nhân viên kinh doanh thẻ vì thế rất vất vả và đầy áp lực.
Cơ hội của nghề này vẫn đang nằm trong danh sách "tiềm năng" dù khá nhiều giao dịch thanh toán cho mục đích cá nhân qua ngân hàng đang được khuyến khích thời gian qua.
Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thanh toán bằng thẻ mới chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của thị trường thẻ tín dụng Việt Nam được đánh giá rất lớn, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO.
Nắm bắt tiềm năng
Ngày càng nhiều ngân hàng tham gia phát hành các sản phẩm thẻ tín dụng của các "đại gia" như Master, Visa thông qua mạng lưới các nhân viên kinh doanh thẻ. Cạnh tranh trên thị trường thẻ tín dụng càng khốc liệt, càng đòi hỏi cao ở nhân viên kinh doanh thẻ những phẩm chất đặc trưng như trung thực, nhiệt tình và linh hoạt.
Cũng vì là hình thức thanh toán mới mẻ đối với người tiêu dùng nên trong quá trình làm việc, nhân viên kinh doanh thẻ phải đối mặt với nhiều tình huống khác nhau đòi hỏi sự nhiệt tình và linh hoạt trong giải quyết.
Các nhân viên kinh doanh thẻ cho biết việc khách hàng vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc chậm đóng phí, chậm thanh toán các khoản chi tiêu... thường xuyên xảy ra. Một số khách hàng khi sử dụng thẻ bị trừ phí chậm thanh toán và bị tính lãi khoản chi tiêu vì quá hạn thanh toán, do không hiểu nên phản ứng rất gay gắt với nhân viên kinh doanh thẻ. Trong những trường hợp như thế, theo các nhân viên kinh doanh thẻ, họ phải hết sức mềm mỏng, nhã nhặn và trên miệng thường trực một câu "xin lỗi".
Anh Trần Anh Tuấn, phó trưởng phòng dịch vụ thẻ Incombank, cho biết cũng giống như các vị trí khác trong ngân hàng, vì hằng ngày phải tiếp xúc với tiền nên nhân viên kinh doanh thẻ trước hết phải trung thực.
"Qui trình xét cấp thẻ tín dụng rất nghiêm ngặt, phải qua nhiều khâu thẩm định nên không thể tùy tiện được" - anh Phan Anh Tuấn, nhân viên kinh doanh thẻ tại một ngân hàng TMCP, chia sẻ.
"Khách hàng luôn đúng" là nguyên tắc vàng mà các nhân viên kinh doanh thẻ luôn tâm niệm, bởi thẻ tín dụng vẫn còn khá lạ lẫm với người Việt Nam. Ở mỗi ngân hàng bao giờ cũng có bộ phận chăm sóc khách hàng, nhưng có một thực tế là người sử dụng thẻ khi xảy ra vấn đề gì thường chỉ gọi cho nhân viên kinh doanh thẻ. Vì vậy, họ luôn trong tâm thế sẵn sàng, chỉ cần khách hàng gọi là lên đường bất kể mưa nắng, ngày đêm. Các nhân viên kinh doanh thẻ cho hay việc hỗ trợ khách hàng vào những giờ oái oăm như nửa đêm về sáng không phải là hiếm.
Tự nâng tầm
Anh Trần Anh Tuấn cho hay chính môi trường làm việc áp lực và luôn phải tiếp xúc với nhiều người đã giúp anh hoàn thiện tính cẩn thận, tỉ mỉ, đặc biệt là thái độ luôn điềm tĩnh, niềm nở với khách hàng. Qua công việc này, kiến thức về tài chính ngân hàng cũng như hiểu biết về các vấn đề kinh tế - xã hội của anh được nâng lên.
Anh Hợp, đồng nghiệp cùng cơ quan với anh Phan Anh Tuấn, là một nhân viên kinh doanh thẻ có thâm niên trong nghề tâm sự: "Làm nghề này "võ công" của tôi lên lắm". "Võ công" mà anh đề cập ở đây chính là kiến thức về nghiệp vụ, trình độ giao tiếp cũng như khả năng ứng biến trong những tình huống khác nhau.
Anh Tuấn nói thêm: "Đối tượng khách hàng của dịch vụ thẻ tín dụng chủ yếu là giới công chức, doanh nhân, những người có địa vị hay thu nhập cao. Nhiều người có nền kiến thức rất vững và hiểu biết rộng. Nếu mình không tự nâng cao hiểu biết, trình độ thì làm sao nói chuyện được với họ. Mà như thế thì khó thuyết phục họ sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng của mình lắm".
* Theo một báo cáo của Citi Group, trong khi người Ấn Độ và Trung Quốc sử dụng thẻ tín dụng như một tấm thẻ căn cước thì 12% người Úc sử dụng thẻ tín dụng hơn 10 lần trong một tuần, và trung bình mỗi người dân Úc có 2,1 tấm thẻ ngân hàng.
81% người Hàn Quốc thanh toán các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng hăng tháng; 65% sử dụng thẻ tín dụng chứ không dùng tiền mặt hay thẻ ghi nợ.
Người dân Malaysia giữ kỷ lục về thẻ, với 84% dân số hiện đang có trong ví ba chiếc thẻ của các ngân hàng khác nhau; trung bình mỗi người sở hữu 3,26 thẻ. Ở Ấn Độ và Indonesia, 60% chỉ sử dụng thẻ 1-2 lần trong tuần.
* Thị trường thẻ VN tăng trưởng bình quân 300%/năm, với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng. Tuy nhiên, số lượng phát hành thẻ thanh toán quốc tế cũng như nội địa nói trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và qui mô của thị trường như kỳ vọng.
Trong tổng số hơn 22 triệu dân cư đang sống ở 500 khu đô thị lớn nhỏ trên cả nước, ít nhất 10 triệu người có thể trở thành đối tượng sử dụng tiềm năng các loại thẻ ghi nợ trả trước; chưa kể đến số có tiềm năng sử dụng thẻ tín dụng.
Minh Dương (Lao động)
Chuyên gia tổ chức đám cưới
Ánh nến lung linh từ cửa phòng cưới đến sân khấu rải đầy hoa hồng, không gian ngập tràn lãng mạn và tình yêu với giọng hát trầm ấm của Elvis Costello qua bài hát SHE bất hủ trong bộ phim Noting Hill...
Nhạc tắt, giọng cô MC thật thánh thót với câu chuyện quay trở về những năm trước, khi hai nhân vật chính của buổi lễ còn là đồng nghiệp với nhau...
Đám cưới, sự kiện có thể coi là trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi con người. Vì trọng đại nhất thì nó phải thật hoàn hảo, thật ấn tượng, thật đáng nhớ, và tất nhiên thật lãng mạn. Cho dù trong hoàn cảnh, điều kiện nào thì đám cưới cũng là một kỷ niệm mang theo trong suốt cuộc đời.
Hiện thực hóa mong muốn
Xã hội phát triển, dần dần những đám cưới truyền thống với đồ ăn, đồ uống mấy bát mấy đĩa, rập khuôn theo một công thức từ đón khách, làm lễ, rồi phát biểu, rót champaign, cắt bánh, ca nhạc... trở nên những bữa "cơm bụi giá cao" nhàm chán với khách mời. Những người trong cuộc thì mệt phờ.
Vài năm gần đây, các bạn trẻ khi lên kế hoạch tổ chức đám cưới đã hướng tới một dạng lễ cưới hiện đại: tràn ngập lãng mạn và mang dấu ấn riêng. Đám cưới dần dần được coi như một dạng event, và các bạn trẻ không còn phải tự mình đặt tiệc, thuê áo, lựa xe cưới hay chạy loạn lên để tìm được người trang điểm hay làm tóc cho ưng ý... Đó là nhờ có sự xuất hiện của những chuyên gia tổ chức đám cưới - người lên công thức và hiện thực hóa mong muốn của các bạn trẻ cho sự kiện hạnh phúc nhất này.
Nếu bạn có khả năng sáng tạo, thích tổ chức các bữa tiệc lớn, giỏi đàm phán, và có quan hệ xã hội tốt, bạn có thể trở thành một chuyên gia tổ chức đám cưới - một thị trường đang phát triển mạnh trong vòng 10 năm tới.
Thông thường, phí trả cho một chuyên gia tổ chức đám cưới tại Mỹ từ 10 -15% chi phí cho đám cưới. Tuy nhiên, mức phí này có dao động giữa các bang, và mối quan hệ giữa chuyên gia tổ chức đám cưới và khách hàng.
Chuyên gia tổ chức đám cưới vừa là người dàn xếp, người quản lý tiền cho khách hàng, lại vừa là một nghệ nhân hay tổng công trình sư của các mong muốn. Nếu bạn đã từng là chủ nhân của một đám cưới, bạn sẽ thấu hiểu những căng thẳng cho việc tổ chức một đám cưới như thế nào.
Đa năng và chuyên nghiệp
Bạn cần phải có khả năng bình tĩnh trước mọi thay đổi, thậm chí cả những thời khắc cuối cùng. Xe đón cô dâu có thể đến muộn đến 40 phút vì kẹt xe hay vì hàng ngàn lý do ngớ ngẩn nào khác; chú rể đã uống nhiều quá với bạn bè tối hôm trước đám cưới và giờ vẫn nồng nặc mùi rượu mặc dù bạn đã đưa chai khử mùi; đồ ăn hết sạch vì lý do... ngon quá chứ không phải thiếu...
Mọi thay đổi hay sự cố đều cần khả năng bình tĩnh và xử lý của bạn. Tất nhiên, là bạn phải có ngoại hình duyên dáng, chuyên nghiệp; và khả năng mặc cả cực xiêu. Nên nhớ là cô dâu, chú rể đã trao quyền cho bạn từ đặt hoa, lựa chọn ban nhạc, đến đặt tiệc... vì vậy, bạn cần làm sao thật khéo léo để họ có được lựa chọn tốt nhất không chỉ về dịch vụ, thị hiếu đến giá cả. Đừng quên là họ có thể giới thiệu cho bạn những khách hàng mới nếu dịch vụ của bạn thật hoàn hảo và ấn tượng.
Các mối quan hệ xã hội với nghề này tuyệt đối quan trọng. Hãy duy trì các mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ như cho thuê xe, nhạc công, nhiếp ảnh gia, các Cty tổ chức tiệc, các cơ sở in giấy mời... Các mối quan hệ tốt sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc thực hiện ý tưởng cho các khách hàng tùy theo khả năng tài chính của họ.
Là chuyên gia tổ chức đám cưới đồng nghĩa với việc bạn phải có khả năng thẩm mỹ tinh tế. Màu sắc, âm nhạc, và hoa cho đến trang phục của cô dâu chú rể, bạn phải hiểu rõ nhu cầu cũng như mong muốn của cô dâu chú rể để có lựa chọn phù hợp nhất. Kiến thức về tôn giáo cũng là một yêu cầu bắt buộc cho những ai làm nghề này. Với từng tôn giáo đều có những phong tục và truyền thống đi kèm mà bạn cần biết và tìm hiểu trước. Thời gian rảnh, bạn hãy đọc các sách báo tạp chí về đám cưới, để tìm hiểu về các xu hướng cũng như thị hiếu mới nhất.
Và đây là những gì ngọt ngào một chuyên gia tổ chức đám cưới được hưởng. Bạn sẽ thỏa sức lang thang với cô dâu tương lai với một danh mục cần mua sắm (thú vị nhưng có lúc... kiệt sức trên đôi giày 9 phân mà vẫn phải mỉm cười và tỉnh táo nhất). Bạn tha hồ lựa chọn màu sắc, chất liệu cho trang phục của hai nhân vật chính, tìm kiếm loại hoa phù hợp nhất, đến việc xếp chỗ trong bàn tiệc (đừng quên là bà cô của chú rể không ưa ông cậu nhà cô dâu chút nào!).
Nếm mười loại bánh cưới khác nhau cùng một lúc, hơn 200 thiệp mời cần viết xong trong một buổi chiều, chọn hoa cài đầu cho cô dâu cho phù hợp... và luôn không được quên một điều - bạn đang là một người giúp việc danh giá nhất. Nếu chuyên nghiệp, bạn thực sự là một món hàng đắt giá với các cặp uyên ương. Còn nếu không, bạn sẽ là tai họa trong ngày hạnh phúc nhất của họ.
Cái gì làm bạn chuyên nghiệp
Đừng nghĩ rằng cách xử sự của bạn làm cho bạn chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Mà là bạn biết gì, biết ai và biết như thế nào. Cũng đừng nghĩ rằng bạn chỉ cần có khả năng sáng tạo là đủ. Vai trò người giúp việc đầy danh giá này cần bạn có thể tính nhẩm hay lập bảng chi phí trên máy tính đều phải thật nhanh, kiến thức marketing lại càng cần thiết, chưa kể bạn phải tinh thông lịch sử, hội họa, ẩm thực. Ngoài ra, bạn phải có khiếu thẩm mỹ thật tinh tế, và vốn kiến thức về tôn giáo. Nếu có đủ những yêu cầu đó, bạn có thể yên tâm với bộ đồ nghề để hành nghề tổ chức đám cưới một cách chuyên nghiệp và thành công.
Hạ Lam (Lao động)
Nghề tạp vụ
Nghề tạp vụ có thu nhập vào khoảng trung bình, chỉ từ 1 đến 1 triệu rưỡi, nếu tăng ca hoặc có bảo hiểm độc hại (khoảng 100 đến 200 ngàn) khi làm việc trong bệnh viện cũng chỉ gần 2 triệu. Tuy vậy, không ít bạn trẻ học vấn thấp, không có chuyên môn vẫn quyết định đầu quân cho nghề này.
Việc cho người có học vấn trung bình
“Tất cả khoảng 50 cái ghế, hơn chục tủ trưng bày và thảm, em tranh thủ hoàn tất trong hôm nay nhé!”. Nhận chỉ thị từ vị giám sát xong, khoảng 3, 4 người khá trẻ, cả nam lẫn nữ nhanh chóng bắt tay vào việc. Người đổ nước xà phòng, người thoăn thoắt chà rửa, người nhanh tay dùng máy hút bụi hút sạch lớp bọt và tẩy sạch lại bằng nước. Mọi thứ diễn ra thật nhịp nhàng, uyển chuyển. Khoảng 3,4 tiếng sau, khu đại sảnh của một trung tâm dịch vụ khách hàng đã sáng sủa hơn bởi những chiếc ghế và thảm đã sạch bong, tủ, kính sáng choang. Đó là một trong số những công việc thường ngày của các nhân viên tạp vụ.
Hiện nay, hầu hết các trung tâm thương mại, giao dịch, cao ốc văn phòng… đều muốn tạo hình ảnh lịch thiệp với khách hàng ngay từ ấn tượng đầu tiên. Do vậy, ngay cả khâu vệ sinh để giữ gìn sự tinh tươm cho bộ mặt của mình cũng đỏi hỏi tính chuyên nghiệp, tạo một hình ảnh đồng nhất cho công ty. Vì thế, trong khoảng gần chục năm trở lại đây, ngày càng có nhiều công ty chuyên cung cấp những nhân viên tạp vụ được đào tạo bài bản để đáp ứng cho thị trường đầy tiềm năng này.
Nghề tạp vụ có thu nhập vào khoảng trung bình, chỉ từ 1 đến 1 triệu rưỡi, nếu tăng ca hoặc có bảo hiểm độc hại (khoảng 100 đến 200 ngàn) khi làm việc trong bệnh viện cũng chỉ gần 2 triệu. Tuy vậy, không ít bạn trẻ học vấn thấp, không có chuyên môn vẫn quyết định đầu quân cho nghề này.
Điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất là sức khỏe phải tốt. Thứ hai, trình độ chỉ cần hết lớp 9 để có thể phân biệt giữa các loại hóa chất sử dụng là được. Ngoài ra, căn cứ theo tình hình hiện tại, “cầu” luôn vượt “cung”. Điểm cuối cùng thu hút nhiều bạn trẻ là thời gian đào tạo rất ngắn. Chỉ cần 2 ngày, các nhân viên sẽ được học tất cả các nghiệp vụ chuyên môn. Để trở thành một tạp vụ chuyên nghiệp, họ phải học từ cách thức cầm cây lau nhà, tư thế lau, đến phân biệt các loại dụng cụ, hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, liều lượng pha chế cũng như cách sử dụng các loại máy hút bụi, máy chà sàn nhà, máy “con trâu” (máy chà sàn cỡ lớn)… “Lúc mới vô, cứ nghĩ tạp vụ thì có gì mà học. Ở nhà cũng lau nhà, quét nhà có sao đâu. Vậy mà đến khi cầm cây lau nhà thế nào cho không va vào đồ đạc, đụng bể bóng đèn, lau làm sao cho đúng cách mới thấy thiệt là mình chưa biết gì”, chị Gái, mới vào nghề được vài tháng kể lại.
Lấy ngắn nuôi dài
Thoạt nhìn, công việc này có vẻ đơn giản và ai làm cũng được. Nhưng trên thực tế, một tạp vụ phải có tính cẩn thận, tự giác và tỉ mỉ để chú ý lau dọn ngay những vết bẩn, phát hiện trước tiên từng miếng rác dù là nhỏ nhất. V.Mẫn, thâm niên 8 năm trong nghề cho biết “Làm trong các trung tâm thương mại lớn là khó nhất bởi mình có thể làm vỡ kính, bóng đèn hoặc va đập máy hút bụi, máy chà sàn vào hàng hóa. Còn làm trong bệnh viện thì phải cẩn thận khi dọn những bệnh phẩm, bông băng, kim tiêm vì nó có thể gây nguy hiểm cho mình. Ngoài ra, khi sử dụng máy hút bụi hoặc chà sàn, nếu không chú ý dây hoặc ổ điện là bị giật như chơi”.
Khi mới vào nghề, các tạp vụ dù đã được trang bị kiến thức đầy đủ nhưng có đến quá nửa không trụ lại được với nghề. “Sốc nhất là mùi hóa chất. Mỗi lần lau kính hay chà sàn là mắt mình lại cay xè, mũi không thở được vì mùi của nó cứ xộc thẳng vào mắt, vào mũi. Còn da tay đến kỳ vệ sinh là lại lột hết do chà rửa quá nhiều, riết rồi da mọc muốn không nổi luôn”, Phú vừa nói vừa giơ hai bàn tay trắng bệch, nứt nẻ do lớp da ngoài đã bị bong lỗ chỗ. Ngoài ra, bên cạnh cảm giác ngượng ngùng khi phải dọn vệ sinh WC, đặc biệt là WC nữ của các chàng trai là sự mặc cảm thấp kém luôn thường trực. “Mình nghèo mới đi làm nghề này. Nhưng buồn nhất là khi có mất mát tài sản, dù là lặt vặt, có một số người vẫn nghĩ đến tạp vụ đầu tiên. Vì tụi mình luôn là những người ở lại sau cùng để dọn dẹp”, M, một tạp vụ giấu tên tâm sự.
Theo kinh nghiệm của các tạp vụ, làm nghề này bạn sẽ học được tính cẩn thận, sạch sẽ cũng như biết cách sử dụng, thậm chí sửa chữa cơ bản những máy móc chuyên dụng. Khi đã có kinh nghiệm, tạp vụ có thể xin việc ở vị trí cao hơn như giám sát, trưởng nhóm hoặc chuyển sang công tác huấn luyện, quản gia… Hơn nữa, nhiều bạn trẻ vẫn xem đây là “bước đệm” để tích lũy. T.Nga, hiện vừa là tạp vụ vừa “kinh doanh” giải khát phục vụ cho nhân viên ở công ty. Nga làm việc để sau này về quê mở quán nước. “Mình đang theo học hệ bổ túc để lấy được cái bằng phổ thông. Sau đó, mình sẽ để dành tiền học tiếp nghề sửa máy, rồi xin đi làm…”, N.Khoa hào hứng khi nói về dự định tương lai của mình.
Thủy Nguyên (Eva.vn)
Chân dung "thám tử" thị trường
Chuyên viên nghiên cứu thị trường là nghề mở ra nhiều cơ hội thăng tiến cho các bạn
Dù chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam, nhưng theo dự kiến của Công ty Nghiên cứu Thị trường TNS, tốc độ tăng trưởng của ngành nghiên cứu thị trường Việt Nam năm 2007 sẽ đạt khoảng 16%, so với mức trung bình 6% của thế giới.
Cơ hội nghề nghiệp cho các chuyên viên nghiên cứu thị trường là rất lớn. Trong khi đó, Việt Nam chưa có một trường đại học nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Nghịch lý này dẫn đến việc nhiều bạn trẻ tuy chọn nghề nghiên cứu thị trường, nhưng vẫn còn hiểu lờ mờ về nghề nghiệp của mình.
3 "cần"
Một buổi trưa nắng gắt, chúng tôi đến trụ sở của ACNielsen trên đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, TP.HCM. Bên trong yên tĩnh lạ thường. Trần Thị Minh Hà, Trợ lý Nghiên cứu Thị trường, Bộ phận Nghiên cứu Ðịnh lượng, đang lên kế hoạch cho một dự án nghiên cứu sức mạnh thương hiệu của một công ty thời trang. Những dấu đỏ nguệch ngoạc trên bảng câu hỏi gần cả trăm câu. Dù đã làm việc tại ACNielsen gần một năm, nhưng việc thiết kế một bảng câu hỏi với Hà không phải dễ dàng. Hà cho biết, câu hỏi phải rõ ràng, lường trước được những trường hợp có thể xảy ra và phải thật sự cần thiết.
Bảng câu hỏi này sau đó sẽ được Hà phổ biến tới lực lượng phỏng vấn viên, thường là các sinh viên làm việc bán thời gian. Còn Hà chỉ đứng ở vị trí giám sát. Khi bảng câu hỏi đưa về, cũng là lúc bước vào giai đoạn khó khăn nhất, đó là viết báo cáo. Dù đã có bộ phận QC (kiểm tra chất lượng) kiểm tra thông tin đầu vào, nhưng Hà phải luôn trong trạng thái nghi ngờ để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Hơn nữa, việc phân tích những thông số ra báo cáo để được khách hàng đánh giá cao cũng là điều không dễ dàng. Ðó là chưa kể một chuyên viên cùng một lúc đảm nhận 4-6 dự án, áp lực về thời gian là một điều khó tránh khỏi. Nói như Hà, nếu thiếu sự đam mê với nghề, nhiều bạn sinh viên sẽ dễ nản chí và bỏ cuộc.
Trước khi thực hiện một dự án, chuyên viên nghiên cứu thị trường phải đi phỏng vấn "tiền trạm", xem quảng cáo, đi chợ, nói chuyện với người tiêu dùng... để thật sự hiểu khách hàng và nhận dạng những thông tin không chính xác về sau. Ðó cũng là lý do tại sao nhiều công ty, khi tuyển dụng, thường có những bài kiểm tra kiến thức về thị trường, kỹ năng marketing của ứng viên. Ðây chính là cái "cần" thứ hai của chuyên viên nghiên cứu thị trường.
Tuy nhiên, kiến thức về thị trường và niềm đam mê nghề chỉ là 2 trong 3 điều kiện cần của một chuyên viên nghiên cứu thị trường. Chị Ngân, Trưởng phòng Nhân sự Công ty Nghiên cứu Thị trường TNS, cho biết: "Ðiều đáng quan tâm nhất chính là tiếng Anh của ứng viên. Nó là điểm yếu nhất và cũng là trở ngại lớn nhất của các bạn trong việc thăng tiến sau này".
Ngoài ra, các công ty còn tuyển chọn ứng viên theo từng mảng. Với mảng phân tích định lượng (quantitative analysis), chuyên viên nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải có khả năng phân tích tốt, logic, thống kê... Vị trí này thường phù hợp với sinh viên của trường Ðại học Ngoại thương, Ðại học RMIT, Ðại học Kinh tế. Ðối với mảng phân tích định tính (qualitative analysis), sinh viên ngành xã hội như xã hội nhân văn, đại học sư phạm sẽ thích hợp hơn nhờ khả năng giao tiếp và thu thập thông tin tốt.
4 "được"
Tháng 9.2007, TNS vừa thực hiện một đợt tuyển dụng mới, với tỉ lệ đậu chỉ ở mức 20-25%, hầu hết là các sinh viên mới ra trường. Tại FTA, con số còn khiêm tốn hơn: chỉ 10% đạt yêu cầu. Vì số lượng ứng viên đạt yêu cầu không nhiều, nên những người đã qua vòng tuyển dụng đồng nghĩa với việc sẽ có cơ hội phát triển nhanh trong nghề dưới sự đào tạo của công ty. Ðó là cái "được" đầu tiên. Về lương bổng, ở vị trí thấp nhất của TNS là trợ lý nghiên cứu, mức lương đã là 250-300 USD. Một số công ty mới như FTA có mức lương thấp hơn, khoảng 3 triệu đồng ở vị trí tương tự. Ðây là một mức lương khá cao so với mặt bằng chung đối với sinh viên mới ra trường. Ðồng thời, với thời gian và kinh nghiệm điều phối dự án, mối quan hệ của chuyên viên nghiên cứu thị trường cũng được mở rộng.
Từ 3 cái "được" trên, dẫn đến cái "được" rất lớn là cơ hội nghề nghiệp rộng mở, cả thăng tiến trong nghề lẫn dễ dàng chọn lựa một ngành khác cho mình. Trưởng phòng một công ty nghiên cứu thị trường bày tỏ lo ngại: "Sau một thời gian làm việc tại công ty, với mối quan hệ rộng, kiến thức học được và có nhiều kinh nghiệm, các chuyên viên nghiên cứu thị trường trở nên rất sáng giá. Nhiều khách hàng làm việc trực tiếp với các bạn rồi mời luôn qua công ty họ. Vì công ty nào cũng cần một chuyên viên nội bộ song hành với việc hợp tác với một công ty nghiên cứu thị trường. Nhiều bạn làm đến những vị trí cao hơn về marketing, bán hàng.
Nguồn: Nhịp cầu đầu tư
Làm việc ở khách sạn, nghề của người trẻ
Hãy hình dung bạn mặc lên người bộ đồng phục được thiết kế riêng, đi lại trong một khung cảnh sạch sẽ, trang trí đẹp mắt, mỗi ngày tiếp xúc với nhiều khách lạ, làm những việc không đòi hỏi phải vận dụng tri thức và vận động cơ bắp nhiều trong một bầu không khí vui tươi, lịch thiệp, trang trọng.
Đồng thời bạn nhận một đồng lương cao hơn mức thu nhập bình quân của khối công chức nhà nước và có nhiều cơ hội tham gia vào việc tổ chức những sự kiện vui vẻ.
Khách sạn là một trong ít ngành bạn có thể khởi nghiệp với học vấn phổ thông, tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình làm việc và từng bước đi lên các bậc thang thăng tiến. Nếu những điều kiện như thế chưa đủ hấp dẫn thì chúng tôi xin cung cấp thêm một thông tin “nóng”, ngành Khách sạn đang trở thành một ngành dịch vụ “mũi nhọn” trong cơ cấu kinh tế – xã hội của cả nước trong thời gian 2005 –2010, cung cấp cho xã hội hàng chục ngàn đơn vị tuyển dụng và hàng chục nghề khác nhau.
Công việc của những người trẻ 8x
Hiện nay, công việc thu hút nhiều người lao động nhất trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn chính là: Công việc Tiền sảnh. Chúng tôi xin cung cấp một số thông tin giúp các bạn hiểu thêm về đặc điểm, tính chất và yêu cầu của công việc này.
Công việc tiền sảnh bao gồm các vị trí:
- Nhân viên tiếp tân
- Nhân viên đặt phòng
- Nhân viên gác cửa
- Nhân viên giao tế
- Nhân viên tổng đài
- Nhân viên đại diện ở sân bay.
Tính chất công việc:
Đây là những vị trí quan trọng đối với cả khách hàng và khách sạn. Đối với khách, họ là người gần như thay mặt khách sạn liên hệ với khách trong suốt quá trình khách lưu lại và làm cho khách cảm thấy thoải mái dễ chịu trong thời gian đó. Đối với khách sạn, việc làm của họ rất quan trọng bởi vì công việc kinh doanh của khách sạn dựa trên uy tín và tần số khách quen quay lại.
Gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp giúp đỡ khách hàng là nội dung quán xuyến công việc của những người trong bộ phận Tiền sảnh: từ người khách du lịch ba lô ở các khách sạn mini cho đến những doanh nghiệp hàng đầu và những nghệ sĩ nổi tiếng trong các khách sạn sang trọng. Tất cả phụ thuộc vào việc họ giúp đỡ khách tìm hiểu thông tin và có được những điều khách mong muốn trong thời gian nghỉ ngơi, du lịch như thế nào. Nhân viên bộ phận này làm việc dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Tiền sảnh. Ở các khách sạn nhỏ, nhân viên tiếp tân có thể làm việc xa quầy, thực hiện những công việc hành chính có liên quan.
Chức năng nhiệm vụ:
- Chào và đón tiếp khách.
- Giao phòng và chìa khóa phòng.
- Liệt kê giá thuê phòng và sử dụng máy tính hoặc các file đặt phòng trong công tác này.
- Trả lời các câu hỏi của khách và giải quyết những thắc mắc khiếu nại.
- Thu tiền mặt, thu đổi ngoại tệ, hoặc thu nhận qua thẻ tín dụng.
- Lưu giữ các chứng từ tài chính, nhất là khi làm việc với các kiểm toán viên.
- Chuyển lời nhắn và phân loại thư từ giao dịch của khách và khách sạn.
- Lập, kiểm tra các báo cáo và bảng đăng ký hàng ngày.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Kỹ năng:
- Viết thạo và nói tiếng Anh lưu loát.
- Khả năng giao tiếp tốt, biết cách diễn đạt vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc.
- Có khả năng ứng phó tốt, giải quyết khéo léo các khiếu nại và than phiền của khách, tìm kiếm được những giải pháp tốt nhất cho các sự việc phát sinh.
- Có khả năng chú ý đến các chi tiết khi làm công việc đặt phòng và tính toán tiền nong.
- Khả năng tổ chức công việc.
- Nắm được các kỹ năng tính toán.
- Kỹ năng máy tính văn phòng.
- Khả năng ghi nhớ các chi tiết.
Kiến thức:
- Hiểu biết về cơ cấu tổ chức và hoạt động của một khách sạn.
- Hiểu biết về các mặt trong cuộc sống địa phương nơi mình sống hoặc làm việc như những kiến thức lịch sử, những điểm tham quan du lịch v.v.
- Biết thêm một ngoại ngữ thì càng tốt.
- Có những kiến thức căn bản về công tác kế toán.
Đặc điểm tính cách:
- Thân thiện, kiên nhẫn, quan tâm và vui lòng giúp đỡ người khác.
- Tự tin, chu đáo đến từng chi tiết và có thể làm việc dưới áp lực công việc.
- Luôn đúng giờ, chính xác và nhạy cảm với yêu cầu của khách thuộc những thành phần khác nhau và đến từ những nền văn hóa khác nhau.
- Có hứng thú trong làm việc và tiếp xúc với người lạ.
Thể chất:
Nhân viên làm việc trong bộ phận này cần có ngoại hình dễ mến, vệ sinh thân thể tốt, đầu tóc gọn gàng.
Môi trường làm việc:
Trừ khi bạn làm ở vị trí trực tổng đài hoặc đại diện ở sân bay, còn thì hầu hết thời gian làm việc bạn phải đứng để chào đón hoặc gặp gỡ khách hàng. Môi trường làm việc giới hạn trong phạm vi tiền sảnh, khu vực đẹp nhất, trang trọng nhất, điều kiện vệ sinh và nhiệt độ ở mức tốt nhất.
Huongnghiep.vn - Theo BWP
Nghề thư ký - dễ nhưng khó làm!
“Họ chính là bộ mặt thứ hai của giám đốc”, Mary Havars, giám đốc Hiệp hội tư vấn nghề nghiệp Mỹ nhận định như vậy. Thư ký ngày nay “đứng dưới một người nhưng trên rất nhiều người”, họ là người truyền đạt các mệnh lệnh quyết định của giám đốc tới toàn thể công ty hay những người có liên quan.
Thư ký còn thay mặt giám đốc để giao tiếp, liên hệ với những đối tác cần thiết để lên lịch trình cuộc hẹn và bố trí thời gian buổi gặp cho giám đốc.Với sự xuất hiện của máy tính và các phần mềm văn phòng từ những năm 80, việc đánh máy từ chỗ chiếm 60% khối lượng công việc của các thư ký nay chỉ còn 20%. Từ vai trò quản lý các địa chỉ giao dịch, nay thư ký trở thành bộ mặt không thể thiếu giữa giám đốc với các nhân trong công ty, với đối tác kinh doanh và với khách hàng. Các giám đốc ngày nay cũng luôn chú trọng tìm cho được những người năng động trong các công việc thư ký, và họ thực sự sáng giá không khác những cán bộ chủ chốt khác.
Một trong các phẩm chất không thể thiếu của thư ký là biết sử dụng thành thạo một ngoại ngữ gắn với đầu óc sáng kiến và năng khiếu tổ chức. Sẽ “đắt giá” hơn nếu các thư ký chưa có gia đình và ở gần cơ quan làm việc. Thông minh và lịch thiệp đương nhiên cũng là những yếu tố rất cần thiết.
Do chính sự quá gần gũi với giám đốc nên các thư ký phải thật cẩn trọng trong từng hành động của mình, bởi đôi khi chỉ một sơ suất nhỏ xảy ra sẽ khiến thư ký bị mang tiếng là “sếp thứ hai” trong công ty. Còn đối với khách hàng, khó khăn cũng không kém phần chút nào. Nếu thư ký không nhiệt tình, không tỏ ra chu đáo, khách hàng sẽ cảm thấy thư ký là một rào cản quá lớn giữa họ với giám đốc. Tâm lý chán nản và thất vọng của khách hàng sẽ phát sinh từ đó. Laura Hane, một nữ thư ký giàu kinh nghiệm của giám đốc điều hành tập đoàn Vodaphone, nói: “Dù vô tình hay cố ý nhưng nhiều khi những người thư ký sẽ tự gây hoạ cho bản thân mình. Quan hệ với giám đốc là một trong khó khăn lớn nhất. Những người như chúng tôi luôn phải ân cần, chú đáo với giám đốc nhưng luôn giữ khoảng cách cần thiết trong cuộc sống tình cảm. Giám đốc cũng là con người, một thực thể tồn tại giữa cuộc sống đời thường với bao ràng buộc, chi phối bởi các quan hệ xã hội phức tạp”.
Quả thật, trong công việc hàng ngày, các thư ký sẽ không thoát khỏi những lúc các sếp muốn tìm tới để chia sẻ những niềm vui nỗi buồn. Lúc này giám đốc thực sự là một người bạn chứ không phải là sếp nữa. Một thư ký giỏi sẽ biết trân trọng sự chia sẻ và tình cảm của giám đốc. Đặc biệt các thư ký tuyệt đối đừng mắc phải sai lầm lớn nhất đó là để tính tò mò ảnh hưởng tới công việc, đi quá sâu vào đời tư của giám đốc. Laura nói: “Hàng ngày, tôi được nghe vô số chuyện từ giám đốc nhưng tôi đều bỏ ngoài tai mọi chuyện và cố gắng giữ thái độ im lặng, không bao giờ (ngay cả trong lúc qua vui với bạn bè, người thân) đem chuyện giám đốc ra kể để tỏ ra mình là người được sếp tin cậy”.
Trong công việc hàng ngày, các chuyên gia tư vấn việc làm khuyên các thư ký, những ai muốn có công việc ổn định và lâu dài, hãy nên tận dụng kiến thức tâm lý của mình để phân tích xem giám đốc là người như thế nào, ông ta nóng tính hay trầm tĩnh, hoạt bát hay trì trệ, lạnh lùng hay đa cảm để rồi từ đó tìm ra cho mình một cách ứng xử xử phù hợp nhất trong mọi tình huống phát sinh hàng ngày. “Nếu giám đốc của bạn là một người nóng tính, hãy cáu gắt, khiếm nhã, bạn đừng cãi lại ông ấy mà hãy chờ đợi khi giám đốc nguôi cơn nóng giận của mình để nhắc khéo chuyện cũ vừa qua”, Mary Havars nói, “Lời phê bình tế nhị này sẽ rất hữu ích đối với những ai có tác phong mạnh bạo đó. Thường thì những lúc này họ sẽ nhận ra lỗi của mình và xin lỗi bạn”.
Cũng theo Laura, đối với những giám dốc có tính cách trầm tĩnh, quyết đoán, các thư ký sẽ cần có thái độ ứng xử khác. Những giám đốc kiểu này là người có thần kinh thép, họ tin vào sức mạnh của chất xám, thích cách suy nghĩ và hành động mang tính trí tuệ. Các thư ký nên tìm cơ hội thể hiện năng lực của mình trong những trường hợp cụ thể, như đưa ra một suy nghĩ dự đoán về hướng kinh doanh nào đó, nhận xét vụ việc vừa xảy ra một cách sắc sảo, khoa học… Nếu làm được như vậy, thư ký sẽ lọt vào danh sách những người được giám đốc kính nể.
Bên cạnh hai kiểu giám đốc trên, còn có một kiểu giám đốc khác. Đó là những giám đốc đa cảm. Họ là những người bên cạnh trách nhiệm trong công việc còn luôn đối mặt với cuộc sống đời thường, còn dành một góc tâm hồn cho những mộng mơ nghệ sỹ. Thoạt nghe, có vẻ thư ký nào cũng thích làm việc với một giám đốc như thế. Nhưng sự thật không phải như thế, các thư ký phải hết sức thận trọng và khéo léo với một vị giám đốc như thế này. Trong quan hệ với giám đốc kiểu này, các thư ký tuyệt đối không được đem chuyện riêng tư, đầy xúc động ra kể để khơi gợi lòng trắc ẩn, sự cảm thông của giám đốc. Rất có thể lúc ấy sự rung động trong con người giám đốc đa cảm này sẽ khiến họ không kiểm soát được mình khiến có những hành động vượt quá giới hạn cần thiết và đẩy thư ký rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.
Không chỉ nắm bắt con người giám đốc để khéo ứng xử, mà ngay cả trong các quan hệ giao tiếp, đối xử với người thân, bạn bè của giám đốc của người thư ký cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trong những trường hợp như thế, người thư ký cần có thái độ gần gũi nhưng vẫn hết sức lịch sự và giữ khoảng cách đúng mức. Nhiều thư ký đã rơi vào tình thế khó xử khi thường xuyên được bạn bè, người thân của giám đốc mời đi ăn uống bởi bất hạnh có thế ập xuống chỉ bằng một lời nói vô tình hay một cử chỉ vô ý. Do đó, tốt hơn hết là các thư ký nên từ chối khéo những lời mời như vậy.
Có thể nói, nghề thư ký không dễ chút nào. Để thành công, bên cạnh những kiến thức chuyên môn bạn cần pha chút nghệ thuật. Những thư ký thăng tiến là những người biết phát triển năng lực làm việc theo kịp với nhịp điệu của công ty, thông thạo đường đi nước bước vận hành của các hoạt động, của thị trường, của các nghề nghiệp, ứng xử thông minh. Có lẽ sẽ không ai cho rằng đây là một nghề dễ dàng và đã là nghề thì phải thông thạo mà thôi. Nhưng bù lại, những thư ký tháo vát giỏi nghề thường là “của hiếm” của công ty và được trả lương hậu hỹ để... ở cạnh các ông chủ.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 27/11/2010, 2:35 pm
Gia nhập đội ngũ quản lý nhân sự: Tại sao không?
Bạn thực sự quan tâm đến lĩnh vực quản lý nhân sự (HR) nhưng vẫn còn ngần ngại do thiếu kinh nghiệm? Đã đến lúc gạt nỗi lo ấy sang một bên, hãy mạnh dạn nộp đơn vào những vị trí tuyển dụng hấp dẫn, bởi cơ hội cho bạn là rất lớn khi ngày càng nhiều bạn trẻ năng động muốn chứng minh có nhiều con đường dẫn đến "toà thành HR”, mà chắc hẳn chiếc vé không nhất thiết phải là một tấm bằng quản lý nguồn nhân lực.
Khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, HR đang trở thành một trong những ngành hấp dẫn thu hút được nhiều nhân tài. Vậy những yếu tố nào là cần thiết để gia nhập lĩnh vực này?
Hãy bắt đầu từ quá trình phỏng vấn, bạn không nên che giấu những hiểu biết hạn chế của mình về các khái niệm lợi nhuận hay các chính sách bồi thường cho nhân viên, những kiến thức chuyên môn ấy bạn sẽ học được nhanh chóng. Quan trọng nhất là cho nhà tuyển dụng thấy được bạn sở hữu những yếu tố tiềm ẩn phù hợp với lĩnh vực này, đó là khả năng đánh giá chính xác và cách cư xử phù hợp.
Chìa khoá dẫn đến thành công trong ngành quản lý nhân sự là khả năng đánh giá và sự suy xét thận trọng. Bạn phải là người đáng tin cậy vì bộ phận quản lý nhân sự là nơi nắm rõ thông tin về nhân viên hơn bất kì bộ phận nào khác. Ở đây, nguyên tắc bảo mật được đặt lên hàng đầu. Những thông tin mật như nhân viên nào sẽ được thăng chức hay bị sa thải, lương tháng hay bản đánh giá công việc của các nhân viên đều được giữ kín.
Để làm việc được trong lĩnh vực quản lý nhân sự, bạn phải là người của mọi người - cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Hàng ngày bạn tiếp xúc với bao con người với từng ấy tính cách khác nhau, nếu không tỏ ra khôn khéo và quảng giao thì có lẽ HR không phải là mảnh đất thăng hoa của bạn.
Ngoài ra, thấm nhuần văn hoá công ty, thiết lập và duy trì tôt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối nhân lực hiệu quả cũng là những yếu tố kết tinh cho con đường phát triển của các nhà quản lý nhân sự.
Không chỉ quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự nói riêng, các kĩ năng trên cũng là kim chỉ nam dẫn đến thành công trong nhiều ngành nghề khác. Trong xu thế hội nhập hiện nay, chắc hẳn bạn đã kịp trang bị cho mình những kĩ năng làm việc độc lập cũng như theo nhóm để đáp ứng được nhu cầu của thị trường tuyển dụng. Cánh cửa HR đang rộng mở chờ đón những tài năng không ngại khó và biết đón đầu thách thức.
(VietnamNetJobs)
Nghề phân tích tài chính
Tên của nghề nghiệp này nghe qua tạo cảm giác rất hứng thú, tuy nhiên nếu ai đó muốn thực sự đeo đuổi nó, không có cách nào tốt hơn là tìm hiểu các chức năng của công việc này.Cần làm gì để trở thành một nhà phân tích tài chính và nhân tố nào bạn cần xây dựng để đạt đến thành công?
Có năng khiếu về toán học
Bằng tốt nghiệp đại học ở bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể được chấp nhận. Việc tốt nghiệp từ một trường đại học kinh doanh nào đó không phải là con đường duy nhất để dẫn bạn đến với lĩnh vực này, mặc dù các kiến thức của ngành học này cũng sẽ giúp đỡ được bạn rất nhiều. Kiến thức về máy tính, vật lý, sinh học sẽ hữu ích hơn các kiến thức về khoa học xã hội. Bạn cần phải chứng minh năng lực làm việc với các con số khác vì các công ty thường tổ chức huấn luyện cho các nhân viên tài chính trước khi bắt đầu công việc.
Quả quyết
Các nhà phân tích tài chính tập hợp các thông tin, thu thập các bảng thống kê, viết báo cáo và tổng hợp tất cả các thông tin hiện có, không chính thức về các triển vọng kinh doanh. Họ phải xét đến tính khả thi để đạt được lợi nhuận và chuẩn bị kế hoạch dựa trên báo cáo phân tích tài chính. Ví dụ, một nhà phân tích của ngân hàng đầu tư có thể đánh giá sức hút của cổ phiếu nào đó cho các công ty môi giới chứng khoán để từ đó họ tư vấn cho khách hàng. Tại ngân hàng, các nhà phân tích phải xem xét khả năng trả nợ của các công ty trước khi quyết định cho vay tiền.
Bạn cần phải vô cùng quả quyết nếu muốn trở thành một nhà phân tích tài chính, bạn phải nhận biết rằng tương lai của mình nằm trong thế giới tài chính. Một nhà phân tích cần phải liên hệ với khách hàng, quản lý một khối lượng công việc đồ sộ, biết phân loại và hoàn thành đúng hạn công việc, làm việc với tư cách là thành viên của tập thể cũng như với các bảng thống kê và các phương pháp đánh giá.
Để trở thành một nhà phân tích tài chính thành công, bạn cần phải nhận biết được các xu hướng tài chính. Điều này đòi hỏi bạn phải cập nhật thật nhiều tin tức, thông tin về các ngành công nghiệp, xu hướng của thị trường trong các tạp chí, sách và báo chuyên môn. Nếu công việc đòi hỏi, nhà phân tích tài chính phải chuẩn bị tinh thần đi đến bất kỳ nơi nào và bất kể bao lâu.
Thành công mang tính xã hội
Nếu bạn muốn thành công trong ngành này, bạn phải dành thời gian để tham gia vào các sự kiện và hội thảo trong xã hội. Giao tiếp bên ngoài xã hội là rất cần thiết dù có thể khiến bạn tốn kém nhiều Những năm đầu trong sự nghiệp, bạn phải nỗ lực để kiểm soát cuộc sống của bản thân. Tuy nhiên, rất ít nhân viên phân tích tài chính mới vào nghề được thưởng hậu vào cuối năm. Nhiều công ty sử dụng tiền thưởng để thu hút và giữ chân nhân tài. Tiền thưởng này thường bằng hay gấp đôi lương khi mới bắt đầu làm việc.
Một ngày làm việc 15 giờ không phải là điều lạ, thậm chí có nhiều đêm bạn phải ở lại văn phòng. Những giờ làm việc như thế lại tạo ra tình bạn thân thiết. Một cuộc khảo sát cho biết hơn 70% những nhà phân tích tài chính gọi bạn của họ là “ những cộng sự đắc lực”. Chính nó đã giúp cho các họ vượt qua được lịch làm việc căng thẳng. Công việc của nhà phân tích tài chính luôn được tưởng thưởng xứng đáng , tuy nhiên do lịch làm việc quá bận rộn, họ dường như không có thời gian để hưởng thụ thành quả lao động của mình.
Theo HRVietnam
Cơ hội cho người thích... thử thách
Đằng sau mỗi một nhãn hiệu hàng hóa cùng các chiến dịch marketing hấp dẫn những cái đầu đầy sáng tạo, họ được gọi tên là marketers. Marketers, tên gọi chung của tất cả những người làm việc trong lĩnh vực marketing.
Chân dung marketers
Nhắc đến marketing, bạn có lẽ đang nghĩ đến hình ảnh của những người quản lí nhãn hàng, những nhân viên tiếp thị, quảng cáo... Kết quả là bạn đang lẫn lộn khái niệm nhân viên bán hàng, nhân viên quảng cáo và người làm marketing đấy. Marketers, tên gọi chung của tất cả những người làm việc trong lĩnh vực marketing, là người vạch ra chiến lược kinh doanh, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp thông qua những sản phẩm cụ thể đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
Marketers cần gì?
Anh Đỗ Hòa, một giám đốc marketing phụ trách quản lí thị trường trên 10 quốc gia khác nhau của một tập đoàn đa quốc gia, admin website: www.marketingchienluoc.com, cho biết: “Mỗi marketer có thể giữ nhiều vai trò khác nhau, chính vì vậy mà họ cũng cần những tố chất khác biệt. Nếu ở vai trò nhân viên chiến lược marketing, họ buộc phải có tầm nhìn rộng, khả năng phân tích, suy luận logic ở vai trò nhân viên PR, họ phải có khả năng giao tiếp, sự nhạy cảm, khả năng truyền đạt, khả năng thuyết phục ở vai trò nhân viên sáng tạo, họ có thể không cần bằng cấp nhưng phải có cá tính, thậm chí hơi khác người trong cách suy nghĩ, cách ăn mặc, đặt vấn đề... Đặc biệt, nếu là một giám đốc marketing ngoài những kĩ năng tổng hợp cần thiết cho các vị trí marketing, giám đốc marketing còn phải là người có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát và đặc biệt phải có một khả năng không liên quan đến marketing - cân đối nguồn ngân sách hiện có với chiến lược marketing thực thi”. Trung Dũng, admin của website: www.openshare.com.vn bổ sung thêm: “Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đang hoạt động trong lĩnh vực marketing không tốt nghiệp ngành marketing, họ có thể là sinh viên khoa Báo chí, Ngoại thương, Ngoại ngữ, Kinh tế... nhưng lại làm việc rất tốt. Kiến thức marketing vẫn có thể tự học từ nhiều nguồn: người đi trước, sách báo, truyền hình, các website... cộng với việc cọ xát thực tế.”
Những nơi đào tạo
Hiện nay, chuyên ngành marketing bắt đầu được nhiều trường chú trọng để đào tạo chính qui. Chẳng hạn: trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Thương mại, Thăng Long (Hà Nội), ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH BC Marketing TP.HCM, ĐH Hoa Sen... Ở một số trường ĐH công lập, chuyên ngành marketing có điểm đầu vào không phải cao so với các ngành, chuyên ngành khác, nhưng cũng đều ở mức điểm xấp xỉ 20 trở lên.Ở trường dân lập, thông thường là xét tuyển đợt 2 từ các thí sinh đã trượt khối A, mức điểm dễ thở hơn, bằng hoặc trên điểm sàn.
Trên website tuyển dụng nhân lực qua mạng lớn nhất Việt Nam hiện nay, vietnamwork.com, vị trí nhân viên marketing trong các công ti nước ngoài, công ti liên danh... chiếm khoảng 30% số lượng nhân viên các doanh nghiệp cần tuyển. Lương khởi điểm thấp nhất thường là 3-4 triệu đồng, sau một năm kinh nghiệm, lương có thể lên đến 7-8 triệu đồng.
Thúy Vi (Mực Tím)
Nghề tư vấn tâm lý
Một thời, người ta cho rằng: Tư vấn tâm lý không phải là một cái nghề. Và đương nhiên, cũng không cần phải qua trường lớp. Chỉ cần một người biết nói và có nhiều kinh nghiệm sống thì có thể... đi khuyên người khác. Mấy năm trở lại đây, các trường ĐH bắt đầu đào tạo chuyên viên tư vấn tâm lý.
Nó được xem như một nghề mới ở Việt Nam. Và những người hành nghề đang tự mò mẫm những bước đi cho mình...
Chân dung chuyên viên tư vấn
Tư vấn không còn xa lạ với xã hội. Mỗi lúc gặp chuyện không vui, có những thắc mắc không thể giải đáp, người ta nghĩ đến chuyên gia tư vấn.
Các lĩnh vực tư vấn ngày mỗi rộng ra: tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình, tư vấn sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tư vấn học đường, tư vấn pháp luật, tư vấn sức khoẻ...
Các loại hình tư vấn cũng khá phong phú: phát thanh, truyền hình, tư vấn trực tuyến, báo in, tại các trung tâm, qua tổng đài...
Tư vấn không phải là cho lời khuyên, như chuyên gia tư vấn Ngô Minh Uy quan niệm "Tư vấn tâm lý là đưa ra cho thân chủ những giải pháp tối ưu để họ lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh. Chuyên gia tư vấn phải là người giúp thân chủ giải quyết tận gốc vấn đề. Chính thế, đòi hỏi nhà tư vấn phải có trình độ hiểu biết và năng lực".
Chuyên gia tư vấn được xem là người định hướng của xã hội. Chính vì thế, ngoài những phẩm chất đạo đức cần có của một công dân, nhà tư vấn cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Chính ông Ngô Minh Uy cũng khẳng định: lời khuyên của chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ có ảnh hưởng lớn đến thân chủ. Thân chủ đến với nhà tư vấn khi họ không còn niềm tin, không biết phải làm gì... Phải có đạo đức, chuyên viên tâm lý mới lái thân chủ đến những phương pháp giải quyết lành mạnh.
Là nhà tư vấn tâm lý, điều quan trọng phải có trình độ về tâm lý. Những kiến thức này sẽ được trang bị trong trường ĐH và tích luỹ thêm bởi những va chạm thực tế, những kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, để trở thành quân sự của thân chủ, nhà tư vấn cần phải trang bị những kiến thức về kinh tế, xã hội, pháp luật... Càng hiểu biết nhiều, chuyên gia tư vấn tâm lý càng đưa ra những giải pháp sáng suốt.
Tiến sĩ Đinh Phương Duy đã phác thảo những kỹ năng cần thiết: Kỹ năng giao tiếp, trong đó đặc biệt là kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe không phải là nghe lời thân chủ mà chủ yếu là nghe được ước nguyện, cảm xúc, tình cảm... của họ. Nhà tư vấn chuyên nghiệp thường không nói nhiều mà nghe là chủ yếu. Khả năng giao tiếp thể hiện tích cực ở quá trình làm chủ bản thân của nhà tư vấn. Nhà tư vấn phải có kỹ thuật làm chủ cảm xúc, tình cảm cũng như thời gian. Kỹ năng quan sát và phát triển vấn đề sẽ giúp cho nhà tư vấn thấu hiểu được những khúc mắc, xác định được đâu là vấn đề cần giải quyết.
Tư vấn tâm lý được đánh giá là một nghề đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Đương nhiên, những SV vừa mới ra trường sẽ gặp phải không ít khó khăn. Hầu hết họ chọn làm ở những nơi nhỏ, ít tiếng tăm và tạo dựng tên tuổi cho mình.
Điều làm một nhà tâm lý lo lắng là thân chủ thiếu hợp tác. Khách hàng không tự tin vào bản thân mình và cũng không tin vào chuyên viên. Chính những lúc này, đòi hỏi nhà tâm lý phải linh động, tìm cách để khơi gợi lòng tin, khơi gợi để khách hàng nói ra được vấn đề của mình.
Với những chuyên viên tâm lý trẻ thì... chuyện không làm chủ được cảm xúc của mình là điều thường gặp. Có không ít chuyên viên tư vấn, nhất là nữ đã sụt sùi cùng khách hàng suốt cả buổi tư vấn. Cũng không ít nhà tư vấn trẻ, bị đánh lừa bởi các tình tiết của sự việc để rồi có những phán đoán thiên vị và đưa ra những giải pháp không tối ưu.
Hiện ở VN, chưa có những quy định cụ thể cho chuyên gia tư vấn. Và tư vấn tâm lý cũng chưa trở thành một nghề chuyên nghiệp ở nước ta. Nhưng ở nhiều nước trên thế giới, để được hành nghề, chuyên gia tư vấn cần có giấy phép hành nghề.
Học tâm lý có thành nhà tâm lý?
Trong thực tế, những người được xem là "chuyên gia tư vấn tâm lý" hiện nay hầu hết tốt nghiệp từ các trường ĐH khối ngành xã hội như Ngữ văn, Sư phạm, Báo chí,v.v..
Thực ra, hai trường ĐH Sư phạm Hà Nội và TP.HCM đã đào tạo ngành Tâm lý khá lâu. Nhưng chuyên môn mà hai trường này chú trọng là cho ra lò những giáo viên dạy về Tâm lý giáo dục. Mấy năm trở lại đây, các kỹ năng thực hành về tư vấn tâm lý đã được đưa vào chương trình giảng dạy, để một cử nhân tâm lý có thể giảng dạy tâm lý giáo dục và trở thành chuyên gia tư vấn tâm lý.
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (TP.HCM) cũng đào tạo ngành Tâm lý học. Các trường tuyển sinh khối C, D.
Trường ĐHDL Văn Hiến tuyển sinh rộng hơn, chỉ tiêu nhiều hơn với các khối C, D, thậm chí cả khối A. Được đánh giá là nơi đầu tiên đào tạo tâm lý chuyên về lâm sàng, tư vấn tâm lý trị liệu.
Theo thầy Trần Tuấn Lộ, trưởng Khoa Tâm lý của trường Văn Hiến: Năm nhất, SV được trang bị kiến thức về nghề tâm lý, nhận diện được mình sẽ học gì và nghề mình học sẽ như thế nào. Năm hai là sẽ năm học để SV khám phá ra năng khiếu, sở trường của mình: trở thành một chuyên viên tư vấn tâm lý tại bệnh viện, nhà trường hay doanh nghiệp… đương nhiên SV sẽ được thầy cô làm cố vấn cho việc chọn lựa bằng những bài tập thu hoạch.
Sau khi đã định hướng được khả năng của mình, năm ba và năm tư là thời gian SV va chạm thực tế và rút kinh nghiệm cho mình. Đầu năm học này, trường Văn Hiến sẽ bố trí phòng tư vấn ngay trong bệnh viện Nhi đồng II để SV có thể vừa học vừa thực hành.
Kinh nghiệm, nắm bắt thực tế là điều cần thiết đối với một SV tâm lý. Bởi thế, trong quá trình học, SV đã phải làm quen với các buổi tâm lý thực nghiệm tại trường học, bệnh viện... Nói như cựu SV Ngô Thành Thuận, trường Văn Hiến: "Năm II là đi phát bao cao su, năm III tham gia trong một dự án tư vấn sức khoẻ sinh sản, năm IV thì trường kỳ ở các bệnh viện tâm thần".
Nếu bạn không có giọng nói tốt thì... một lời khuyên thành thật là không nên có tham vọng làm chuyên gia tư vấn tâm lý. Một thực tế, các nhà tư vấn đều có giọng nói "hút hồn".
(VietNamNet)
Lập trình viên: Áp lực nhưng nhiều cơ hội
Bất kỳ nghề nào cũng có những đặc thù, khó khăn riêng. Đối với nghề lập trình viên (LTV), áp lực lớn nhất là luôn nhìn chăm chăm vào màn hình, sục sạo hàng trăm dòng code (mã) cả tuần để tìm lỗi, nhiều khi chỉ là dấu chấm, dấu phẩy...
Thợ “coding” đơn thuần?
LTV được ví là thợ “coding” (người gõ những đoạn mã trên máy tính), làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển nó dựa trên công cụ lập trình. Nói cách khác, LTV giống như nhân viên nhập dữ liệu đơn thuần, ngày ngày đến công sở gõ những dòng code theo chỉ dẫn. Phải chăng, lập trình là công việc khá buồn tẻ, thuần túy kỹ thuật, không đòi hỏi sự sáng tạo?
Nếu dự định theo nghề LTV, bạn phải rèn luyện khả năng “sống chung” với áp lực cũng như khối lượng công việc khá nặng nề. Bởi đa số các dự án phần mềm hiện nay vẫn bị mắc tỉ lệ 80-20. Nghĩa là 80% thời gian đầu của dự án thường chỉ làm được 20% khối lượng công việc và 20% thời gian còn lại phải giải quyết nốt 80% công việc.
Ông Vincent Quyền, Giám đốc Công ty phần mềm Contour (Nhật Bản) cho biết: “Thức trắng hàng tuần để chạy theo tiến độ công việc là điều không tránh khỏi của LTV”. Nhiều LTV vẫn chưa đánh giá hết tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chi tiết và triển khai dự án từ ngày đầu tiên. Trung Hiếu - học viên lớp lập trình tại Aprotrain - Aptech vừa vượt qua vòng bảo vệ project (dự án) nhớ lại: “Thời gian đầu mọi việc chạy đều, nhưng lúc gần hoàn thiện thì bắt đầu phát sinh đủ thứ, càng về cuối càng thấy khối lượng công việc khủng khiếp. Trước kia nghe nói chuyện “lụt dự án”, giờ mới nếm mùi”.
Nhiều cơ hội
Ngược với những áp lực trên, nghề lập trình cũng có khoảng tự do. Trong các dự án, trưởng nhóm chỉ định phần công việc và thời gian cần hoàn thành, LTV phải chủ động tìm giải pháp để thực hiện công việc. Nghĩa là có thể chỉ cần đến công sở vài lần trong tuần, miễn là hoàn thành việc được giao. Như vậy, nếu biết cân bằng và sắp xếp công việc một cách khoa học, LTV có thể bỏ qua được những áp lực nặng nề.
Nếu cho rằng làm LTV chỉ quanh quẩn với chiếc máy tính thì bạn đã nhầm. Từ công việc lập trình, LTV hoàn toàn có cơ hội thử sức ở những vị trí khác hấp dẫn hơn. Đinh Trung Việt, LTV tại Công ty phần mềm Tinh Vân cho biết: “Nếu tham gia nhiều dự án lớn, thu thập được kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn và có kiến thức quản lý thì LTV có thể thăng tiến lên vị trí trưởng nhóm, giám đốc dự án hoặc mở công ty riêng”. Việt luôn hy vọng với kiến thức và kinh nghiệm làm việc ở nhiều dự án, nhiều môi trường khác nhau, anh sẽ trở thành chuyên gia tư vấn về giải pháp công nghệ và hệ thống trong tương lai.
LTV cũng có điều kiện làm việc ở nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản..., trong những dự án của công ty gia công phần mềm cho nước ngoài. Hoặc họ có thể ngồi ở Việt Nam nhưng lại làm việc trong một nhóm nhiều chuyên gia trên thế giới. Quan trọng là bạn phải sẵn sàng đối diện với áp lực và cơ hội nếu muốn theo đuổi nghề này.
Hiện tại, thu nhập của một LTV mới vào nghề khoảng 200 USD/tháng. Có 3-4 năm kinh nghiệm hoặc làm ở vị trí quản lý, thu nhập khoảng 700 - 1.000 USD/tháng. Nếu làm ở nước ngoài thu nhập sẽ cao hơn nhiều, tại Hàn Quốc hoặc Nhật Bản từ 2.000 - 3.000 USD/tháng, Mỹ 3.500 - 6.000 USD/tháng...
Phương Ngân (KTNT)
Quản trị bệnh viện
Sinh viên ngành Quản trị bệnh viện ĐH DL Hùng Vương thực tập tại BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM)
Nếu bạn không học giỏi các môn tự nhiên, nhưng muốn có một công việc ngay tại bệnh viện, làm việc với đội ngũ y sĩ năng động, làm thế nào đây nhỉ? Đừng lo lắng nhiều, có hẳn một ngành học hấp dẫn dành cho bạn đây: Quản trị bệnh viện.
Để vào ngành học này, bạn không cần phải trải qua kì thi tuyển gắt gao (như tại trường ĐH Y dược hoặc Trung tâm Điều dưỡng Cán bộ Y tế...) đâu.
Quản trị bệnh viện là làm gì?
Với các nước châu Âu, châu Mỹ thì đây là một nghề nghiệp... cũ mèm, nhưng với Việt Nam, lại trở thành một công việc cực kì mới và mang tính hấp dẫn cao. Bạn cứ tưởng tượng như thế này: Y tá, dược sĩ hay bác sĩ đều có công việc chuyên môn của họ, chăm sóc bệnh nhân là công việc chính. Họ không còn thời gian để lo lắng các thủ tục hành chính tại bệnh viện như sắp xếp giường bệnh nhằm tránh tình trạng quá tải bệnh nhân, quản lí danh sách bệnh nhân nội, ngoại trú, quản lí trang thiết bị y tế... Và công việc này sẽ được nhân viên quản trị bệnh viện đảm nhiệm. Hiện nay, hơn 1.400 bệnh viện và trung tâm y tế các loại tại nước ta không có nhiều nhân viên quản trị bệnh viện như vậy. Thường y tá hoặc những người “tay ngang” đảm nhận công việc trên, thế sẽ không mang tính chuyên nghiệp cao. Bên cạnh khi đảm nhiệm thêm việc giấy tờ, các y tá có lúc không sắc bén trong công việc chuyên môn của mình. Vì vậy các bệnh viện đang chờ đợi một đội ngũ quản trị bệnh viện chuyên nghiệp xuất hiện và đầu quân vào bệnh viện của họ. Chắc chắn đây sẽ là công việc tiềm năng và đầy hứa hẹn.
Nuôi dưỡng ước mơ
Chỉ có ĐH DL Hùng Vương và ĐH DL Văn Lang tuyển sinh ngành này. ĐH DL Hùng Vương tuyển sinh hệ đại học (4 năm) bằng cách thi tuyển, còn ĐH DL Văn Lang tuyển sinh hệ trung cấp (2 năm) bằng cách xét tuyển điểm thi tốt nghiệp cấp 3 và học bạ. Hiện hai trường trên có liên kết đào tạo liên thông với nhau. Bạn có thể học 2 năm tại trường ĐH DL Văn Lang, sau đó học lên đại học tại trường ĐH DL Hùng Vương với điều kiện bằng tốt nghiệp loại khá.
Đọc đến đây, nếu bạn là người thích nghề này, chắc chắn bạn sẽ tự hỏi: “Vậy mình sẽ học gì để trở thành nhân viên quản trị bệnh viện?”. Bạn sẽ học rất nhiều thứ được kết hợp từ quản trị học và y học. Cũng giống như các y sĩ, bạn sẽ được truyền đạt các kiến thức giải phẫu học, sinh hóa lâm sàng, kí sinh trùng, dược lí... Bên cạnh bạn còn học nhiều môn khác như: kế toán, kiến trúc bệnh viện, tâm lí và giao tiếp nhân sự trong y tế, Anh văn y khoa. Đặc biệt nhất bạn sẽ làm quen với
phần mềm quản trị tổng thể bệnh viện TS.Hospital để có thể làm việc trên mạng một cách khoa học nhất. Theo lời của bạn Nguyễn Văn Duyên (SV năm 2, ngành Quản trị bệnh viện, ĐH DL Văn Lang) thì xen kẽ thời gian học tập bạn sẽ được kiến tập các bệnh viện lớn trong thành phố như Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương (Q.5), bệnh viện Tim Tâm Đức (Q.7)... Kiến tập nghĩa là bạn được đi xung quanh cả bệnh viện, xem kiến trúc bệnh viện, cơ cấu tổ chức của các khoa, bạn sẽ ghi chép lại và cuối cùng là làm bài thu hoạch.
Công việc cụ thể
Trong bệnh viện sẽ có rất nhiều vị trí dành cho một quản trị viên như điều hành phòng kế hoạch tổng hợp, quản lí trang thiết bị y tế bệnh viện... và công việc cao nhất là làm hành chính trưởng các khoa. Dĩ nhiên ở mỗi chức vụ bạn sẽ làm những công việc khác nhau, tuy nhiên những công việc này bạn đều đã được dạy qua trong suốt trình học tập. Và biết đâu đấy, khi có cơ hội bạn sẽ mở ra một bệnh viện tư nhân cho riêng mình để tự quản lí.
”Xu thế mới hiện nay trên toàn thế giới là trong một bệnh viện phải có hai giám đốc với quyền hành tương đương nhau: Giám đốc phụ trách về Chuyên môn - kĩ thuật và Giám đốc Quản trị - điều hành. Vì vậy trong thời gian tới các bệnh viện Việt Namcũng sẽ theo xu hướng này. Và các bạn nhân viên quản trị bệnh viện cũng có thể trở thành một giám đốc quản lí bệnh viện trong tương lai đấy. Một công việc khá mới mẻ và thú vị phải không các bạn?”.
Nguyên Hoàng (Mực Tím)
Nghề “luật sư” trong thời buổi kinh tế thị trường
Kinh doanh ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng hơn đến pháp luật. Từ đó các luật sư cũng trở nên “bận rộn” hơn và “giàu có” hơn. Một luật sư có thể tư vấn cho hàng chục doanh nghiệp khác nhau trong một buổi sáng.
Vậy, liệu sự “bận rộn” và những “đồng tiền công tư vấn” ngày một cao có làm nghề luật sư thành một nghề “kinh doanh vì lợi nhuận”.
Khi bàn về đạo đức nghề nghiệp luật sư trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, có nhiều nhận thức và quan niệm khác nhau. Tổng hợp lại, nổi lên có hai khuynh hướng đáng phải suy nghĩ. Có khuynh hướng cho rằng, trong cộng đồng xã hội nghề nào cũng đòi hỏi người làm nghề phải có lương tâm, trách nhiệm đối với nghề của mình trước xã hội. Như vậy, có cần phải đặt “Đạo đức nghề nghiệp luật sư” thành vấn đề riêng biệt không?
Khuynh hướng khác lại cho rằng, trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi ngành nghề trong xã hội đều mang tính cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Hoạt động luật sư là một nghề giống như mọi nghề khác, cùng chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Việc đặt “Đạo đức nghề nghiệp luật sư&u0027; thành một vấn đề riêng biệt là không tưởng. Hai khuynh hướng trên, tuy có nhưng khía cạnh khác nhau nhưng suy cho cùng lại có chung một là không coi trọng đạo đức nghề nghiệp luật sư ở khuynh hướng thứ hai còn đánh đồng nghề luật sư như mọi nghề khác, tức là “coi nhẹ” danh dự nghề luật sư.
Ai cũng biết rằng, người ta bất cứ làm nghề gì cũng đều phải có lương tâm, trách nhiệm đối với việc làm của mình. Nhưng, do quy luật sinh tồn và phát triển không đồng đều nên mỗi ngành nghề khác nhau đều có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề có sự khác nhau, không ai có thể đánh đồng được.
Trong kinh doanh, các doanh nhân đương nhiên phải tính toán sao cho có lợi nhuận. Nhưng, khoản lợi nhuận ấy phải do bàn tay khéo léo và khối óc thông minh tạo ra, nó không thể có sự gian dối. Đó là đạo đức của người kinh doanh chân chính. Và người làm nghề luật sư cũng giống như mọi người làm nghề khác ở chỗ: có học, được đào tạo thành người có đủ phẩm chất. “Chân, Thiện, Mỹ”, cũng đòi hỏi có khối óc thông minh và tấm lòng ngay thẳng, nhân hậu. Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lãnh vực pháp luật của Nhà nước. Các ngành nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực pháp luật có liên quan mà thôi.
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư trên thương trường, qua thực tiễn cho thấy nổi lên ba tính chất: Trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.
Tính chất trợ giúp:
Ngày nay, kinh tế đang phát triển rất mạnh. Doanh nghiệp được hình thành ngày một nhiều. Có những doanh nghiệp kinh doanh nhưng thật sự chưa hiểu hết pháp luật, họ kinh doanh theo cách riêng của mình mà quên đi yếu tố điều chỉnh khá quan trọng đó là các quy định pháp luật về kinh doanh.
Chỉ cần một hoạt động kinh doanh “lệch” khỏi “đường ray” pháp luật thì doanh nghiệp rất dễ phải trả giá. Chính điều này đòi hỏi tính chất trợ giúp của Luật sư. Các doanh nghiệp nếu không có một Phòng pháp chế thì chí ít cũng nên có những luật sư để trợ giúp.
Tính chất hướng dẫn:
Do tính chất nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không chỉ thông hiểu pháp luật hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp luật ở từng thời điểm của thời gian đã qua, Luật sư còn phải hiểu sâu rộng cả tục lệ và bản sắc văn hoá của dân tộc.
Mọi doanh nghiệp hiểu và nghĩ về luật sư như vậy, cho nên mỗi khi bản thân vị giám đốc hoặc doanh nghiệp có điều gì vướng mắc đều tìm đến luật sư, nhờ luật sư tư vấn. Vì vậy, hoạt động của luật sư luôn luôn có tính chất hướng dẫn. Yêu cầu của hoạt động này là hướng dẫn cho đương sự hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật để biết cách xử sự tháo gỡ vướng mắc của họ phù hợp với pháp lý và đạo lý.
Tính chất hướng dẫn của luật sư khác hẳn với việc làm của loại “thầy cò thầy kiện” mà xã hội thường khinh ghét. Hoạt động hướng dẫn của luật sư là sự chỉ dẫn cái đúng, cái sai, việc gì được làm, việc gì không được làm. Đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật, tuy chức năng của luật sư không phải là lên án, buộc tội doanh nghiệp trước công chúng nhưng luật sư phải chỉ cho doanh nghiệp thấy rõ sự sai trái của họ, từ đó giúp doanh nghiệp có phương hướng kinh doanh đúng đắn. Nếu có căn cứ để tin rằng doanh nghiệp “không có tội” thì luật sư phải sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý. Do đó, hoạt động của luật sư trong thời buổi kinh tế thị trường đòi hỏi phải có khoảng cách khác biệt với việc làm của loại “thầy cò thầy kiện&u0027;. Đó chính là nền tảng đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Tính chất phản biện:
Đây là vấn đề mới. Theo từ điển tiếng Việt, phản biện được định nghĩa là &u0027;đánh giá chất lượng một công trình khoa học ...&u0027;. Đối với hoạt động của luật sư, tính chất phản biện, ta có thể hiểu đó là những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của doanh nghiệp mà luật sư cho là không phù hợp với pháp lý và đạo lý.
Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư, thông thường thể hiện ở lĩnh vực tham gia tố tụng, nhưng rõ nét nhất là trong tố tụng kinh tế, hình sự. Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tố tụng hình sự hiện hành có quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.
Điều quy định này là cơ sở pháp lý bảo đảm tính chất phản biện của luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự. Tiếc rằng trong xã hội có cả một số ít nhà báo chưa hiểu rõ tính chất phản biện của luật sư là nghĩa vụ phải làm. Do đó, khi thấy luật sư đưa ra những biện luận nhằm phản bác lại những gì không đúng quy định của pháp luật thì họ công kích thậm chí họ còn dùng ngôn từ để thoá mạ luật sư. Có tình trạng này là do sụ lẫn lộn giữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo với việc bao che hành vi phạm tội của họ.
Do vai trò và tác dụng của hoạt động luật sư, nên Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã nêu rõ: “Bằng hoạt động của mình luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa". Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị viết: “Các quan Tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, bị cáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh luận dân chủ tại phiên toà…”
Có thể nói, ba tính chất hoạt động của luật sư như đã nêu trên là đặc thù, là ranh giới phân biệt nghề luật sư với các ngành nghề kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường. Người làm nghề sản xuất, kinh doanh ckhông sản xuất kinh doanh những mặt hàng không đem lại lợi nhuận cho họ. Còn người hành nghề luật sư, có khi biết nguy hiểm vẫn phải làm. Chẳng hạn đứng ra bào chữa cho những doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật kinh doanh khỏi bị thiệt hại năng nề. Có thể những hành động này khiến nhiều người không thích luật sư, nhưng đó là một trong những “hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận” của luật sư. Tóm lại, xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, đòi hỏi luật sư ngoài các phẩm chất chung là “Chân, Thiện, Mỹ” thì luật sư trong thời buổi kinh tế thị trường đầy cạnh tranh còn phải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội. Đó chính là yêu cầu rất cao trong đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:34 pm
Nghề làm "mẹ "
Vừa làm vệ sinh cho căn phòng, vừa phải trông chừng đám trẻ thơ đang nghịch ngợm - đó là khởi đầu ngày mới của một cô nuôi dạy trẻ.
”Thưa cô con mới đến!” - cậu bé vừa bỏ dép bên ngoài lớp vừa nhanh nhẹn chào cô Kim Phụng (trường Mầm non 17A, Q.BT) khi cô đang lúi húi quét dọn phòng học.
Công việc của “mẹ”
”Nếu các bé đến trường lúc 7 giờ thì cô nuôi dạy trẻ phải có mặt trước đó ít nhất 30 phút để làm vệ sinh lớp và chuẩn bị đón trẻ.” - cô Phụng cho biết. Và kể từ lúc đó cho đến chiều muộn, khi đã trả các bé về với cha mẹ, các cô giáo mầm non hầu như không có lúc nào ngơi nghỉ. Lúc thì lên tiết học với đủ loại hình thức khác nhau như tập thể dục, hát múa, đọc thơ, chơi lắp ráp, vẽ tranh, tô màu, nặn tượng... Khi lại dỗ dành, chăm chút đút từng muỗng cơm, dỗ từng giấc ngủ cho trẻ. Thỉnh thoảng có bé kêu lên: “Cô ơi cho con đi vệ sinh!” thì cô giáo lại phải chạy theo trẻ vào toilet! Khổ nhất là phải dọn rửa khi bé ói hoặc đi vệ sinh ngay trong phòng học. Nhiều giáo sinh đã bỏ nghề ngay tuần lễ đầu tiên thực tập vì không vượt qua được “cửa ải” này.
Làm “mẹ” - phải đâu chuyện đùa
Bạn đừng tưởng làm cô giáo mầm non thì suốt ngày chỉ chơi đùa, múa hát. Thật ra, ngoài năng khiếu, nghề nuôi dạy trẻ còn đòi hỏi bạn kiên nhẫn và chịu thương chịu khó lắm! Hãy tưởng tượng, bạn phải chăm sóc không phải một đứa con mà đến hàng chục đứa, từ sáng đến tối cứ nghe réo “cô ơi, cô à” suốt ngày này qua tháng khác, bạn sẽ thấy sự vất vả của nghề nuôi dạy trẻ. “Cả ngày chăm trẻ, tối về nhà lại phải ngồi làm học cụ, soạn giáo án cho từng tiết dạy. Chẳng hạn khi cho các bé học về chủ điểm động vật, cô phải vẽ tranh các con vật, photo ra hàng trăm bản rồi cắt dán lên bìa cứng. Với trò câu cá thì cô tận dụng những quả banh nhựa tròn, dán thêm vây, đuôi, miệng bằng giấy thủ công... Coi vậy chứ mất thời gian lắm!” - cô Phương Thảo (trường Mầm non 11, Q.BT) kể.
Song song với việc tự làm học cụ, mỗi tháng các cô giáo mầm non còn phải làm 20 giáo án chính và 20 giáo án phụ. Cô Thu Hương (trường Mầm non Họa Mi 2, Q.5) cho biết: “Làm sao để trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, làm sao để trẻ học được những kĩ năng cần thiết thông qua trò chơi, làm sao để định hướng và phát triển tâm lí trẻ đúng mực... là trăn trở của tất cả các cô giáo mầm non!”. Đó là chưa kể, 2 tuần được nghỉ trước ngày khai giảng, các cô mầm non còn phải kiêm nhiệm luôn nghề quét vôi, sơn cửa, lau chùi nhà, bàn ghế, làm đồ chơi... để chuẩn bị đón một “đàn con” mới!
Có những niềm riêng...
“Cất đồ chơi đi con!” - cô Đan Phi (trường Mầm non 11, Q.BT) vừa dứt lời thì thằng bé... quăng hết đồ chơi xuống đất. Cô giáo mầm non mới 21 tuổi và vừa vào nghề được 3 tháng tâm sự: “Bực quá, mình chỉ muốn phết đít chú nhóc vài cái. Nhưng thấy thằng bé tròn xoe mắt như tự hỏi: “Sao cô muốn đánh mình?”, thế là mình phải ráng... hạ hỏa”.
Muốn làm cô giáo mầm non, trước hết bạn phải là người đặc biệt yêu trẻ. Kế đến, bạn phải rất kiên nhẫn, siêng năng cập nhật kiến thức và rèn kĩ năng. Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất hiếu động và kém tập trung, nên bạn phải tìm được cách làm cho trẻ hứng thú với tiết học thì bạn mới thành công. Tuy vất vả, nhưng làm cô nuôi dạy trẻ cũng có nhiều niềm vui. Trẻ con hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất tình cảm. Cô giáo mà có gì khác là các bé nhận ra liền: “Sao cô không cười với con?”, rồi sau đó nói nho nhỏ với nhau: “Tụi mình phải ngoan, không thôi cô khóc đó!”. Nhiêu đó cũng đủ làm bạn ấm lòng, quên hết mệt nhọc rồi, phải không? Tôi theo nghề gần 30 năm nay chính là nhờ những niềm vui nho nhỏ như thế đó!
Cô PHAN THỊ BÍCH THỦY (Phó Hiệu trưởng chuyên môn trường Mầm non 11, Q.BT)
Theo nghề nuôi dạy trẻ, có lẽ các cô ngại nhất chính là bị phụ huynh mắng vốn. Vì là trẻ con nên các bé dễ nổi cáu với nhau trong những lúc chơi đùa, cô giáo dù theo sát cách mấy cũng khó lòng ngăn kịp những cái ngắt nhéo hoặc cào cấu bất ngờ của trẻ. Và khi đó chỉ còn nước xin lỗi phụ huynh khi họ phàn nàn cô giáo đã để con mình bị trầy xước.
Niềm riêng thì nói bao nhiêu cũng không vơi, nhưng mỗi sáng, khi các bé rời vòng tay mẹ chạy đến ôm chầm lấy cô, thì những người theo nghề làm mẹ lại như được tiếp thêm sức mạnh để bắt đầu một ngày làm việc mới. Lòng yêu trẻ khiến các cô vẫn tiếp tục đón một ngày làm việc đầy vất vả nhưng cũng đầy niềm vui, bởi nụ cười hồn nhiên của trẻ.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:36 pm
Nghề quản trị mạng: Thừa mà thiếu
Tuy hình thành và phát triển chưa lâu tại Việt Nam nhưng ngành quản trị mạng hứa hẹn nhiều cơ hội hấp dẫn cho những người tìm việc. Xong để làm được nghề này, ngoài một nền tảng lý thuyết tốt còn phải có những kinh nghiệm thực tế.
Nhu cầu lớn
Nhu cầu học ngành CNTT và viễn thông ngày càng tăng cao bởi hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng máy tính và các ứng dụng trên máy tính như một công cụ làm việc thiết yếu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần phải thiết lập một hệ thống mạng máy tính và quản trị hệ thống ấy trong nội bộ công ty.
Ở Việt Nam, một doanh nghiệp ứng dụng CNTT quy mô lớn như ngân hàng, hãng bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử… cần có phòng quản trị mạng với số nhân viên tới vài chục thậm chí hàng trăm người, doanh nghiệp vừa cần khoảng 4-5 người. Các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng.
Như vậy, trong tương lai, nhu cầu đối với nghề quản trị mạng đang gia tăng và sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Số đông vẫn “bám” Microsoft
Nhằm đào tạo chuyên nghiệp và có hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế, các trung tâm hiện nay thường liên kết với các tập đoàn nổi tiếng thế giới như Microsoft, Linux, Cisco System… để mua bản quyền đào tạo và tổ chức thi chứng chỉ quốc tế sau mỗi khóa học.
Theo thống kê từ các trung tâm và công ty đào tạo quản trị mạng, nhìn chung số học viên đăng ký học các chương trình học thuộc chương trình học viện Công nghệ thông tin Microsoft thường chiếm số đông. Điều này là do hiện nay trên toàn thế giới có tới 90% các hệ thống máy tính chạy trên nền tảng của hệ điều hành Windows.
Chính vì vậy, việc nắm vững các kiến thức, kỹ năng về quản trị hệ thống Microsoft sẽ là một lợi thế rất lớn và không thể thiếu đối với những người có định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên, việc chọn học chương trình nào là do tính phù hợp trong công việc và sự định hướng của học viên.
Thừa và thiếu
Hiện tại, các trung tâm đào tạo lớn như Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TPHCM, Học viện NetProITI - Đại học Quốc gia Hà Nội, FPT Aptech đều có những chương trình đào tạo liên kết với các tập đoàn quốc tế để đào tạo một cách bài bản từ đơn giản đến chuyên sâu, giúp học viên có thể trở thành một quản trị viên giỏi sau khi tốt nghiệp các khoá học quản trị mạng.
Có thể thấy rõ bức tranh về nghề quản trị mạng ở Việt Nam: Thiếu trầm trọng những người thực sự biết nghề, biết việc, nhưng bên cạnh đó, vẫn có cả nghìn người học xong khoá đào tạo lại không biết xin việc ở đâu. Đó có thể coi là một nghịch cảnh buồn trong bối cảnh CNTT đang phát triển như vũ bão hiện nay.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:38 pm
Luật sư @
Nhắc đến nghề luật sư, rất nhiều người sẽ hình dung ngay hình ảnh một nhân viên văn phòng chỉnh chu, đạo mạo, cặp kính dày với hàng đống sách vở, tài liệu. Suy nghĩ này phần nào làm ngán ngẩm những bạn trẻ đang băn khoăn lựa chọn nghề này cho bản thân.
Trong thực tế, nghề luật sư ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh, không chỉ là những hình ảnh khuôn thước xưa cũ mà đã mang nhiều yếu tố hiện đại và phóng khoáng, không thua kém bất cứ ngành nghề “hot” nào đang có mặt hiện nay.
dám nghĩ, dám làm
Nghề luật sư là một nghề độc lập, nói cách khác là bạn hoàn toàn tự chủ công việc của mình. Trong khi một số thích làm luật sư in-house (luật sư riêng của công ty), một số thích hành nghề trong một hãng luật thì số khác muốn tự mở văn phòng của riêng mình. Theo Thu Hằng (bộ phận pháp chế công ty Falcon), làm luật sư in-house thường có quỹ thời gian linh hoạt nhưng công việc đa dạng vì phải đảm đương nhiều việc phát sinh khác nhau, do đó điều quan trọng là cách sắp xếp công việc như một nhà quản lý.
Trái lại với Hằng, Mai (văn phòng luật sư Độc Lập) cho rằng làm luật sư tranh tụng cho một hãng luật mới thực sự thú vị. Khi tham gia tranh tụng bao giờ bạn cũng đứng về một phía do đó phải chấp nhận những nguy hiểm có thể có. Có những lần để khai thác thông tin đối phương, Mai sẵn sàng nhập vai nữ tiếp thị đến tận nơi để nắm tình hình. Hoặc lần khác để “vô hiệu hóa” chứng cứ giả của người làm chứng, Mai đã phải theo dõi họ suốt một tuần để chụp vài bức hình có giá trị.
Ngoài những nguy hiểm, theo Tài (Công ty luật Hoàng Long), quá trình tranh tụng ở Việt Nam rất dài và thực sự giống như một cuộc đấu trí. Do đó, để đạt kết quả tốt nhất, luật sư luôn phải có một chiến lược cụ thể. Giống như một ván cờ, mỗi bước đều có sự tính toán, phải làm sao để đối phương không thể biết kế hoạch của mình. Những người trẻ thường đề ra những chiến lược mới mà ít ai nghĩ tới. Hơn nữa những người trẻ thường không bị mất cảnh giác và khả năng làm việc tập thể cũng tốt hơn. Rất hiểu ý nhau, nhiều khi họ còn đóng vai trò là nhóm hòa giải viên hay nhà thương thuyết hết sức tâm lý, giải quyết vụ việc dứt điểm mà không phải đưa ra tòa.
Năng động, sáng tạo hay tố chất luật sư trẻ
Sẽ là sai lầm nếu nghĩ nghề luật sư không có sự sáng tạo như ngành nghề khác. Không giống tham gia tranh tụng tại tòa án, khi tư vấn cái đích cuối cùng của luật sư là phải tìm ra giải pháp tối ưu cho khách hàng. Anh Thạch (Phòng pháp chế công ty Hanjin) cho rằng các luật sư trẻ thích ứng với những cái mới dễ dàng hơn nên họ luôn nghĩ ra những phương án rất sáng tạo. Xu hướng hội nhập hiện nay là tất yếu, những xung đột và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật khác nhau cũng dễ được các luật sư trẻ nắm bắt và đề xuất cách giải quyết nhanh chóng, hợp lý.
Nhiều lần tham vấn những luật sư tên tuổi, chị Hoa (công ty Avery Dennison) chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn không thực hiện được, trong khi chị có thể nhận được cách thực hiện khác chi tiết và hợp pháp từ những luật sư trẻ. Bên cạnh đó luật sư trẻ rất nhiệt tình và họ có phong cách làm việc rất thoải mái. Họ có thể làm việc với một máy tính xách tay ngay tại quán cà phê hoặc đến bất cứ địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.
Theo chị Hoa, không kể đến yếu tố ngoại ngữ là ưu điểm vượt trội rõ ràng của các bạn trẻ thì khả năng vận dụng tiếng Việt và những ngôn ngữ họ sử dụng cũng dễ hiểu, biểu cảm và hiện đại chứ không bó buộc vào những quy định pháp luật khô khan, khó tiếp thu. Các buổi tư vấn với luật sư trẻ luôn rất dễ chịu nên hoàn toàn không có áp lực công việc. Chị hoa thừa nhận luật sư trẻ biết cách tạo không khí vui vẻ, thân mật khiến khách hàng không còn cảm giác đang tiếp chuyện những thầy cãi.
Luật sư part-time, tại sao không?
Hiện nay, không chỉ sinh viên học luật, một số bạn sinh viên ngành khác cũng đã chủ động làm quen với công việc luật sư. Theo Nguyên (Đại học Bách Khoa), công việc của luật sư rất đa dạng, Nguyên hào hứng kể về công việc part-time của mình ở một Văn phòng luật sư sở hữu trí tuệ. Nguyên cho biết, nghề luật rất hấp dẫn, có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều người ở các ngành nghề khác nhau, vì vậy thông tin cập nhật vô cùng phong phú.
Nếu từng xem phim Luật sư tóc vàng hoe chắc chắn bạn sẽ nhớ cô nàng luật sư “sành điệu” luôn có cách giải quyết vụ việc hết sức đặc biệt. Mặc dù chỉ dừng ở góc độ phim ảnh nhưng Mai thừa nhận nó có những yếu tố thực tế. Có lần phải soạn điều khoản phạt hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng nhưng bên đối tác lại không chấp nhận vì tiền phạt quá lớn, Mai đã phát hiện ra cách chia nhỏ điều khoản phạt, học được từ… trò chơi điện tử của cậu em. Và đến bây giờ, thỉnh thoảng có vấn đề hóc búa, Mai vẫn lôi cậu em ham chơi ra tham vấn.
Hay trường hợp xác định tội phạm của Tài, người phạm tội là người lái xe ôm, lừa khách nhặt dép đánh rơi để bỏ chạy cùng hành lý. Tài cứ loay hoay với bốn yếu tố cấu thành tội phạm rồi lẫn lộn không biết là lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hay trộm cắp. Tình cờ trong buổi nói chuyện với nạn nhân, nhờ biết rằng nạn nhân trong lúc hốt hoảng đã tri hô cướp, Tài đã xác định đúng tội cướp giật.
Với những luật sư trẻ như Mai hay Tài, công việc có thể được giải quyết từ những điều rất đơn giản trong cuộc sống. Nghề luật sư thú vị chứ không khô khan, rắc rối và đơn điệu như những gì ta vẫn tưởng tưởng. Làm luật sư cũng có nghĩa bạn sẽ có rất nhiều cơ hội khác nhau để thử sức. Vậy, nếu bạn tự tin vào lựa chọn của mình, tại sao bạn không trở thành một luật sư trẻ “sành điệu” nhỉ?
Tips cho những luật sư trẻ:
- Ngoại ngữ là chìa khoá hàng đầu dẫn đến thành công của mỗi luật sư.
- Hãy nói to: Kiện tụng là nghề của tôi để thể hiện rõ sự tự tin của của mình với vai trò là 1 luật sư.
- Nhạy bén, theo dõi từng chi tiết dù là nhỏ nhất vì từ đó bạn có thể phát hiện ra nhiều điều bất hợp lý với từng vụ kiện.
- Với luật sư trẻ, tốt nhất nên đầu quân vào một văn phòng luật sư nào đó để dần định hình tố chất của mình.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:40 pm
Bán xe hơi - có phải là nghề?
Bán xe hơi là một nghề có thể mang lại thu nhập cao nhưng đòi hỏi nhiều kỹ năng và nghị lực hơn các nghề khác. Trở ngại này khiến nhiều người cảm thấy khó khăn và thường xem đây như một công việc tạm thời. Nếu không xác định đây là một nghề, bạn sẽ không thể thăng tiến và thành công được.
Bạn nên nhớ, nghề bán xe hơi đem lại cho bạn nhiều mối quan hệ tốt vì bạn sẽ giao tiếp với những người có địa vị tương đối cao trong xã hội. Cùng lúc, bạn cũng thu thập được những kiến thức về một loại mặt hàng đắt tiền, có giá trị được nhiều người xem trọng. Tuy nhiên, đây là nghề vất vả và rất căng thẳng. Thời gian cứ trôi và việc bạn tồn tại được hay không dựa vào số xe bạn bán được. Nghiệt ngã nhưng nếu tuân thủ một số nguyên tắc của nghề, cơ hội thành công không phải là ít.
Mới vào nghề, điểm quan trọng là bạn phải nỗ lực và kiên trì với những mục tiêu đã định. Bạn phải tập trung để tránh bị chán nản rồi buông trôi khi khách hàng lạnh nhạt hay không thích thú. Xe hơi là một mặt hàng quá đắt tiền, không ai có thể quyết định vội vã cho dù có cần đến mấy. Bạn cần hiểu rõ về mặt hàng để có thể trả lời ngay cả những câu hỏi kỳ cục nhất của khách.
Như bất kỳ quan hệ giao dịch nào, bạn cần phải tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo thành ấn tượng đầu tiên do đó bạn nên có sẵn một số cách ứng xử khác nhau cho các khách hàng tiềm năng. Luôn tỏ ra quan tâm đến khách hàng một cách thành thực nhất, sự tự nhiên sẽ khiến bạn gây được thiện cảm của khách hàng, cho dù bạn chỉ tác động được phần nào đến suy nghĩ của họ.
Hiểu được mong muốn của khách hàng: Nói chuyện, quan tâm, hỏi han để khách hàng nói và dần hướng cho khách hàng xác định được loại xe mà họ mong muốn. Sau đó giới thiệu kỹ hơn về tính năng của loại xe mà khách hàng đang muốn có.
Mời khách hàng lái hoặc đi thử xe: Lúc này, cách bạn giới thiệu về tính năng sử dụng và những tiện ích riêng của chiếc xe lúc này là đặc biệt quan trọng.
Xác định lại giá cả và ghi nhận mọi yêu cầu: Khi khách hàng đã bằng lòng, bạn cần phải ghi nhận rõ ràng mọi yêu cầu của khách về hóa đơn, cách giao xe, các khoản giảm giá, khuyến mãi và số tiền khách hàng cần phải trả. Rất nhiều người bán đã thất bại trong bước này khi tưởng rằng việc bán đã xong để rồi mất hẳn người khách hàng đó của mình chỉ vì một số thông tin không được rõ ràng hay thiếu chuẩn xác.
Hãy "bảo dưỡng" các mối quan hệ: Hãy giữ liên lạc với khách hàng về chiếc xe không phải chỉ một lần mà là định kỳ hàng tháng một, cho họ biết là bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ khi họ cần. Làm cho khách hàng hài lòng hơn cả mức họ nghĩ sẽ là vũ khí lợi hại giúp bạn thành công trong nghề này.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:41 pm
Môi giới bất động sản: Anh là ai?
Dân số tăng, kéo theo nhu cầu về BĐS tăng tạo điều kiện cho nghề môi giới phát triển
Mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng đã phát triển lâu và mạnh mẽ ở các nước phát triển, nghề môi giới bất động sản (BĐS) là nghề có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống xã hội khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cao.
Chân dung nhà môi giới
Những nhà môi giới và các văn phòng mua bán BĐS có một kiến thức khá sâu rộng về thị trường BĐS trong khu vực. Họ nắm rõ nhu cầu của khách hàng, và thị trường cũng như những biến động về giá cả. Họ thông thuộc các ngóc ngách của thị trường, các quy định về thuế, cũng như hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Môi giới BĐS là người kinh doanh hoàn toàn độc lập, họ bán, cho thuê hay quản lý các BĐS thuộc sở hữu của khách hàng với một khoản phí theo thỏa thuận. Khi bán BĐS, người môi giới thực hiện tất cả các nghiệp vụ từ khớp nối và tìm kiếm nhu cầu mua - bán, thu xếp các cuộc thương thảo cho đến khi thành công và chủ mới của BĐS hoàn tất quyền sở hữu chuyển đổi.
Người môi giới thường có tính cách dễ chịu, trung thực, và một bề ngoài tin cậy. Chín chắn, có đánh giá, nhận định đúng, đáng tin cậy, và nhiệt tình trong công việc là yêu cầu hàng đầu. Vì BĐS là sản phẩm có giá trị rất cao nên người đại diện cần có biểu hiện thuyết phục nhất đối với khách hàng. Các đại lý BĐS thì cần có đầu óc tổ chức tốt, tỷ mỷ, và trí nhớ tốt (họ cần nhớ không chỉ tên, mặt của khách hàng mà cả những đặc điểm thị hiếu của khách hàng).
Tại các quốc gia phát triển, ví dụ như Mỹ, môi giới BĐS phải có giấy phép hành nghề. Thi lấy giấy phép - với người môi giới thì khó hơn với đại lý - bao gồm bảng câu hỏi về các giao dịch BĐS cơ bản và luật liên quan đến mua bán BĐS. Muốn trở thành đại lý BĐS cũng cần có giấy phép hành nghề, và để có được chứng chỉ này cần tham gia một khóa đào tạo từ 30 đến 90 giờ. Với những ai muốn trở thành người môi giới BĐS thì cần tham dự một khóa đào tạo từ 60 đến 90 giờ và phải có kinh nghiệm mua bán BĐS, thường từ 1 đến 3 năm. Giấy phép hành nghề có giá trị thường từ 1 đến 2 năm.
Làm lợi nhất cho khách hàng
Phần lớn các đại lý và nhà môi giới BĐS bán các BĐS để ở. Một số nhỏ - thường là các Cty kinh doanh và quản lý BĐS lớn - chuyên mua bán BĐS mang tính chất thương mại, công nghiệp, nông nghiệp hay mục đích kinh doanh khác. Mỗi lĩnh vực đều yêu cầu kiến thức về đặc thù của loại hình BĐS và các đối tượng khách hàng.
Cho dù với bất kỳ loại hình bất động sản nào, đại lý hay người môi giới cần phải biết rõ các nhu cầu của khách hàng trước một thương vụ mua bán. Trước khi dẫn người mua đến xem một địa chỉ BĐS, đại lý thường phải tiếp xúc với khách hàng một số lần để nắm rõ nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng. Đây có thể coi là giai đoạn tiền khả thi cho một giao dịch và đại lý cũng cần xác định rõ khả năng tài chính của người mua. Đại lý hay người môi giới sẽ niêm yết một danh sách các ngôi nhà bán, vị trí và mô tả chi tiết, và một điểm rất quan trọng - là các nguồn hỗ trợ tín dụng cần thiết cho khách hàng.
Người môi giới BĐS tư vấn cho người mua các khoản vay có lãi suất thấp và lợi nhất từ các tổ chức tài chính, các ngân hàng. Đây là một đặc điểm tạo nên sự khác biệt về dịch vụ môi giới BĐS. Trong một số trường hợp, người môi giới và đại lý chỉ hoàn tất các trách nhiệm ban đầu cho việc thỏa thuận, còn việc hoàn tất thỏa thuận đó về tài chính hay pháp lý lại do luật sư hay tổ chức tín dụng, ngân hàng thực hiện.
Cơ hội và thu nhập
Nhu cầu tuyển dụng đối với các đại lý và môi giới BĐS sẽ tăng mạnh đến năm 2014. Lý do là khi dân số tăng cao thì nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng, nhất là khi nhận thức chung của xã hội là đầu tư vào BĐS là một đầu tư "khôn ngoan". Tuy nhiên, do ứng dụng của công nghệ thông tin, ngày nay khách hàng có thể truy cập vào các trang web để tìm kiếm các thông tin liên quan đến BĐS mà mình quan tâm. Vì vậy, trong tương lai gần nếu bạn làm nghề bán thời gian hay coi đó là nghề tay trái đều rất khó cạnh tranh. Các quy định và yếu tố pháp lý luôn thay đổi và điều chỉnh, cũng là nguyên nhân khiến cho một số người không chuyên khó mà có thể cạnh tranh được với các Cty làm ăn bài bản và chuyên nghiệp.
Vào nghề môi giới BĐS khá dễ vì đặc thù công việc và điều kiện làm việc linh hoạt, thù lao lại cao nếu bạn có nhiều khách hàng và giao dịch thành công. Nếu được đào tạo tốt, và có tham vọng - đặc biệt nếu bạn có mối quan hệ rộng trong xã hội và giới kinh doanh - bạn có thể nắm bắt cơ hội thành công trong nghề. Tuy nhiên, người mới vào nghề thì thu nhập thường không ổn định, có thể sau vài tháng không bán được BĐS nào buộc phải bỏ nghề! Vì vậy, người mới vào nghề, nên có một khoản tiền ít nhất để nuôi mình trong vòng 6 tháng cho đến khi họ có thể có được thu nhập từ tiền hoa hồng!
Hoa hồng là nguồn thu nhập chính của các đại lý và môi giới BĐS. Tỷ lệ hoa hồng tùy thuộc vào thỏa thuận của đại lý và người môi giới, vào loại BĐS và giá trị của BĐS. Tiền hoa hồng được phân chia giữa nhiều đại lý và môi giới BĐS. Khi BĐS được bán, người môi giới hay đại lý có bản niêm yết sẽ chia khoản tiền hoa hồng được hưởng với người môi giới hay đại ký bán được BĐS, và với Cty mà họ đang làm việc. Mặc dù là tiền chia hoa hồng cho các đại lý giữa các Cty là khác nhau, nhưng thường giá trị bằng một nửa số tiền hoa hồng mà Cty nhận được. Đại lý nào vừa có bản niêm yết vừa bán được BĐS sẽ có số hoa hồng cao nhất.
Nghề môi giới và đại lý BĐS là nghề khá "nhạy cảm" với biến động của thị truờng, đặc biệt các biến động liên quan đến tỷ giá. Khi hoạt động kinh tế suy giảm và tỷ giá tăng, số giao dịch về BĐS đương nhiên sẽ giảm xuống. Thu nhập của 1 người làm đại lý BĐS ở Mỹ, bao gồm cả tiền hoa hồng dao động từ 35,670 USD đến 92.770 USD/ năm. Con số này bao gồm những công việc có liên quan đến việc kinh doanh, môi giới và đại lý bất động sản các loại (nhà ở, văn phòng cho thuê, thuê mua, các mục đích công nghiệp...).
Thu nhập của 1 người làm đại lý BĐS ở Mỹ, bao gồm cả tiền hoa hồng dao động từ 35.670 USD đến 92.770 USD/ năm.
Hạ Lam (Lược dịch từ Bureau of Labor Statistics, U.S.Dept. of Labor) Nguồn: Lao Động
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:42 pm
Biên tập sách: Nghề dành cho người trẻ?
Sự ra đời hàng loạt các công ty sách, các nhà làm sách tư nhân, khiến việc biên tập sách, đặc biệt là sách văn học vốn là độc quyền của nhà xuất bản, trở thành mảnh đất dể các cử nhân văn chương thử sức.
Thiếu kinh nghiệm, vốn sống
Các nhà xuất bản (NXB) lâu năm hầu như không có người trẻ ở vị trí biên tập và nếu có, họ cũng phải qua vài năm đào tạo. Khi hình thức liên kết xuất bản trở nên phổ biến, NXB chỉ đứng tên còn các công ty sách đảm nhiệm mọi khâu, kể cả việc biên tập. Đội ngũ biên tập viên (BTV) trẻ tuổi hình thành từ đó, bởi chẳng dễ mời những BTV nhiều kinh nghiệm. Chu trình đào tạo được rút ngắn hoặc họ tự học hỏi, tích lũy kinh nghiệm qua quá trình làm việc trực tiếp.
BTV Hoàng Sa, Công ty sách Bách Việt nhận xét: "Ưu điểm của người trẻ là sự nhạy cảm với ngôn ngữ đương đại, tiếp xúc với công nghệ hiện đại, ngoại ngữ tốt và nhiệt thành nhược điểm là thiếu kinh nghiệm, mà kinh nghiệm ngôn ngữ cũng là kinh nghiệm sống".
Việc biên tập ở các công ty thường được làm theo nhóm, nhờ vậy, họ tự tin hơn, nhưng cũng dễ nảy sinh bất đồng: "Các bạn trẻ đặt "cái tôi" cao nên nhiều khi làm việc cũng căng thẳng." - Nguyễn Thị Thu Yến, BTV tiếng Anh Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam nói.
Để biên tập sách chuyên môn, sách văn học, người biên tập cần có năng lực về chuyên môn, có gu thẩm định và độ nhạy cảm ngôn ngữ như người sáng tác, thậm chí cần có tài năng. Nhưng để thoả mãn nhu cầu "ngốn" sách của thị trường, các công ty tăng vùn vụt lượng sách, nên các cử nhân được tuyển dụng để đáp ứng công việc.
Một nhà văn nói: "Số lượng sách tăng theo cấp số nhân, liệu những BTV trẻ này có thể "làm hay" cuốn sách, hay chỉ có thể "làm đúng" theo công nghệ sách?" Thực tế các nhà sách tư nhân cũng chưa đạt đến trình độ biên tập chuyên nghiệp theo nghĩa "công nghệ hóa", thậm chí có công ty còn không có người biên tập hoặc họ chỉ làm công việc chữa lỗi bản in. Nhưng ở đâu cũng có ngoại lệ, nghĩa là có người biên tập tài năng. Những người đó lại khó ở lâu với nghề khi vấp phải một "tảng đá" khác...
Phải chấp nhận vô danh
Biên tập viên thực sự ở các công ty sách cũng thấm thía đủ niềm vui, nỗi khổ của nghề, nhưng sự "đãi ngộ" lại làm nhiều người trẻ ngại ngần. Họ thường phải rất đa năng để đảm bảo thu nhập và tạo cảm giác năng động, nhưng ngược lại cũng dễ biến thành những cái máy chạy việc. Trên thực tế, công việc này chủ yếu dành cho những cử nhân văn vừa ra trường khó tìm việc.
Tuy vậy, đối với những người đam mê thật sự, vấn đề chính không phải ở mức lương. Vì quyền chính danh biên tập thuộc về NXB nên tên người biên tập sẽ xuất hiện trong mục "sửa bản in". Do đó, ở các công ty sách tư nhân đây chỉ là một công việc trong dây chuyền làm sách chứ không phải một nghề đúng nghĩa. "Phải chấp nhận vô danh và vui với cuốn sách được ra mắt. Khi sách ra, mình còn hồi hộp hơn cả tác giả ấy chứ", BTV Trần Thị Thanh Thủy, Công ty sách Bách Việt chia sẻ.
Đấy là nghịch lý của người biên tập ở công ty sách và nghịch lí này lại tạo kẽ hở trong quản lý chất lượng xuất bản kiểu "cơ chế thị trường". Các BTV ở công ty sách không phải chịu trách nhiệm về việc biên tập, và sách hay dở thế nào thì NXB cũng được/ bị "mang tiếng oan". Chẳng biết hại ai lợi ai, nhưng tình trạng này kéo dài sẽ gây cảm giác "lập lờ đánh lận con đen" và nguy hiểm nhất chính là việc các cuốn sách có thể bị "đem con bỏ chợ".
Có thể thấy đội ngũ những người làm công việc biên tập trẻ tuổi, có năng lực và tâm huyết với sách ở các công ty không được danh chính ngôn thuận, và khi công ty chạy theo đầu sách thì "nghề sang" dễ thành "lao động phổ thông".. Còn nếu cứ mãi lập lờ danh-chức thế này, khổ nhất sẽ là sách, khổ nữa chính là bạn đọc sách hay dở cũng không biết khen ai, chê ai...
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:43 pm
Chuyên viên pháp lý: Nghề "gác cổng" cho doanh nghiệp
Các công ty, doanh nghiệp đang có xu hướng tuyển nhân sự tư vấn luật trong quá trình hoạt động nhằm tạo sự an tâm trong công việc kinh doanh, hạn chế dần tình trạng "nước tới chân mới nhảy"- đụng chuyện thì mới kiếm luật sư.
Tiếng nói có trọng lượng
Kinh tế thời mở cửa, thị trường đầy biến động nên hầu hết các ông chủ đều muốn đảm bảo an toàn cho sự nghiệp của mình. Với một chuyên viên pháp lý nội bộ, nhà đầu tư có thể yên tâm kinh doanh. Do đó, vị trí này đang ngày một có ảnh hưởng rất quan trọng đến chu trình hoạt động, nhiều khi quyết định đến sự sống còn của công ty.
Khi công ty kí kết hợp đồng với một đối tác nào đó thì chuyên viên pháp lý là người vào cuộc đầu tiên. Họ phải tìm hiểu kĩ về đối tác đến từng chi tiết cụ thể. Chỉ khi nào chắc chắn không có vấn đề gì thì tiến hành hợp tác. Anh Lê Anh - chuyên viên pháp lý của công ty dệt khá lớn tại TPHCM tâm sự: "Làm việc này có cặp mắt cú vọ, luôn "super soi" để phát hiện kẽ hở dù là rất nhỏ".
Công ty của anh mở rộng làm ăn sang thị trường nước ngoài nên nhất nhất mọi việc dựa trên luật, cần nắm rõ luật khi thực hiện. Chỉ như vậy mới "ăn nói được" khi có trở ngại. Một số chủ doanh nghiệp không ngại khẳng định "chỉ cần chuyên viên pháp lý nhíu mày nghi vấn cũng đủ cứu cho đơn vị một bàn thua trông thấy vì chỉ cần một sơ hở trong hợp đồng có thể gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng".
"Tầm quan trọng của chuyên viên pháp lý còn được thể hiện rõ qua khâu đối nội. Đó là sự nhạy bén, nhanh chân tiến hành đăng kí nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền cho công ty, là nơi quản lý hồ sơ đạt chất lượng cao..." - một tư vấn luật chia sẻ. Chuyên viên pháp lý còn phải tư vấn lãnh đạo, trưởng các phòng ban tiến hành công việc theo đúng hướng, đúng chức năng kinh doanh đã đăng kí. Với sự am hiểu luật kinh tế, các chuyên viên này trợ giúp vấn đề xử lý tài chính, thu hồi công nợ trong và ngoài nước. Hạn chế tối đa việc phải ra trước cơ quan có thẩm quyền.
Tuyển dụng khó, yêu cầu cao
Ưu tiên luôn thuộc về những người đã qua trải nghiệm, từng va chạm với nhiều tình huống. Không những thế, ứng viên còn phải có chứng chỉ hành nghề luật sư. "Chúng tôi không chỉ cần một người tư vấn luật mà còn cần cả người đủ tư cách đại diện cho mình khi cần thiết" - một giám đốc lí giải.
Với chuyên viên pháp lý, để thành công trong công việc thì nằm lòng kiến thức luật là không đủ. Nói như Huyền Trinh (3 năm làm tư vấn luật) thì "luôn chiến đấu với chính bản thân". Đó là luôn cập nhật thông tin, văn bản luật trong và ngoài nước. Mọi biến động của thị trường có sự tham gia của công ty đều phải nắm bắt nhằm có sự ứng phó kịp thời, có sự tham vấn thiết thực cho nội bộ. Làm được điều này chính mỗi chuyên viên pháp lý đã thể hiện bản lĩnh, tác phong chuyên nghiệp, năng động của một chuyên viên pháp lý đầy tiềm năng.
Kiến thức "dày" sẽ trợ giúp cho những chuyên viên này có khả năng trình trình bày thuyết phục, giao tiếp tốt. Các khoá học về giao tiếp, về tâm lý cũng là một trong những địa điểm những người này tìm đến. Nhiều chuyên viên pháp lý sáng giá với vốn ngoại ngữ đáng nể. Anh Trung Kiên - năm cuối luật thương mại (ĐH Luật TP.HCM) nói về chuyên viên pháp lý từng gặp "đó là những người có kiến thức toàn tập, nghiêm tính và chỉ bằng lòng khi kết quả công việc mang tính chính xác cao, nằm trong tầm kiểm soát".
Đồng hành với các kĩ năng tạo nên sự thành công cho một chuyên viên pháp lý còn kể đến tính trung thực, khả năng chịu áp lực cao nếu không "một lỗi nhỏ trên đường ray cũng đủ lật đổ cả đoàn tàu". Tinh thần đồng đội, tính phối hợp, hỗ trợ cùng sự chính xác, tỉ mỉ, cẩn trọng với các thông tin là điều không thể thiếu để trở thành chuyên viên pháp lý "lớn".
Chỉ cần một sơ hở trong hợp đồng có thể gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:44 pm
CIO - Anh là ai?
Trong vài năm trở lại đây, người Việt Nam bắt đầu làm quen với sự xuất hiện của các thuật ngữ CEO, CIO, và CFO. Tuy nhiên, nếu như thuật ngữ CEO đã được sử dụng thịnh hành và có một vị trí nhất định thì chỉ mới đây thôi, CIO Việt Nam mới được chính thức khai sinh.
Câu chuyện về một cái tên
Tại lễ bình chọn lãnh đạo công nghệ thông tin xuất sắc (CIO Conference & Awards) lần thứ 3 do tập đoàn IDG Vietnam phối hợp với Câu lạc bộ Giám đốc điều hành và Giám đốc công nghệ thông tin (CEO & CIO Club) tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc xúc động nói: "Bộ Nội vụ xin lỗi vì đã mắc nợ chức danh chính thức của CIO".
Bởi lẽ danh phận của CIO Việt Nam đã phải đợi đến khi Bộ Thông tin - Truyền thông chính thức triển khai Nghị định 64/2007/NĐ-CP thì mới chính thức được công nhận, trong một cộng đồng giám đốc công nghệ thông tin vốn đã tồn tại và đang phát triển mạnh ở Việt Nam.
Nhưng chặng đường để đi đến ngày được khai sinh là một câu chuyện dài.
Thuật ngữ CIO (Chief Information Officer) xuất hiện trên thế giới từ năm 1994, dùng để chỉ chức danh của người phụ trách công nghệ thông tin trong một tổ chức nhất định. Trên thế giới, không chỉ ở các cường quốc công nghệ như Mỹ, Anh, Ấn Độ... mà ở các nước châu Á khác như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc... CIO đã thực sự có chỗ đứng trong hệ thống các chức danh của một công ty, doanh nghiệp hoặc tập đoàn.
Còn ở Việt Nam, suốt mấy năm qua, chức danh này dù đã ít nhiều được nhắc tới và có những giải thưởng được trao, song bóng dáng một CIO thực thụ như CEO vẫn chưa được định hình. Thậm chí, không ít người quan niệm chưa chuẩn xác về CIO.
Ông Ngô Minh Châu – Giám đốc Trung tâm Tin học, Văn phòng Quốc hội - cho hay: "Bất kỳ tổ chức nào cũng có 3 "ông" rất quan trọng: Một là CEO - giám đốc điều hành, hai là CIO - giám đốc công nghệ thông tin, ba là CFO - giám đốc tài chính. Làm việc gì cần phương tiện điều hành thì có ông CIO cung cấp phương tiện cần thiết cho CEO điều hành. Còn CFO là ông nắm giữ, chuẩn bị tiền bạc".
Ông Lê Mạnh Hà - Giám đốc Sở Thông tin - truyền thông thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: "Với Việt Nam, khái niệm CIO chưa được phổ biến. Nếu nói đến CEO chắc nhiều người biết nhưng nói đến CIO rất ít người biết, đặc biệt là ở các địa phương mà công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin chưa phổ biến".
Như vậy, CIO vẫn hiện diện đâu đó với cái tên Giám đốc thông tin, Quản lý thông tin, Trưởng nhóm thông tin hoặc Phụ trách thông tin... Ít có vị nào dám mạnh dạn đặt chữ "CIO" vào tấm danh thiếp giao dịch của mình, bởi có đặt cũng... chưa chắc có người hiểu.
CIO là ai?
Trong nền kinh tế hiện đại có sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, CIO là một chức danh không thể thiếu, và vai trò quan trọng của CIO đã bắt đầu được khẳng định. CIO mang ý nghĩa là một chức danh, chỉ người Giám đốc công nghệ thông tin - một vị trí lãnh đạo quan trọng trong một công ty nói chung và trong bộ máy lãnh đạo nói riêng.
Ngày nay, khi công nghệ thông tin trở thành lực lượng quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất và quản lý, thì việc quản lý và phụ trách công nghệ thông tin của CIO đã vượt lên trên cả ý nghĩa thực tiễn thông thường.
CIO có thể là thành viên trong ban quản trị của một tổ chức, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào loại hình tổ chức đó như thế nào. Và nhìn chung, vẫn chưa có định nghĩa cụ thể đối với thuật ngữ CIO bởi mỗi CIO lại có một cách hiểu riêng về công việc của mình.
Trước đây, rất nhiều CIO tốt nghiệp các trường đào tạo về tin học, kỹ sư phần mềm hoặc nghiên cứu về hệ thống thông tin. Cũng không hiếm người có xuất phát điểm nhân viên kỹ thuật mà nên.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, yếu tố kỹ thuật đã được giảm dần trong các tố chất tạo nên một CIO. Thay vào đó, khả năng lãnh đạo của CIO, sự nhạy bén trong kinh doanh và tầm nhìn chiến lược đã vượt trội hơn so với những kỹ năng về mặt kỹ thuật. Hiện nay, rất nhiều CIO được bổ nhiệm từ lĩnh vực kinh doanh của một tổ chức.
Ông Lê Mạnh Hà khẳng định: "Trước đây người ta hiểu CIO là người làm việc thuần tuý về công nghệ thông tin, nhưng đây là người quản lý công nghệ thông tin hoạt động như nhà quản lý trong doanh nghiệp. Thực ra đây là lãnh đạo cấp cao của một đơn vị doanh nghiệp".
Vai trò của CIO
Không thể phủ nhận được vai trò to lớn của CIO trong các lĩnh vực mà công nghệ thông tin chiếm ưu thế. Số lượng CIO đang tăng lên nhanh chóng, tạo ra cú huých mạnh đối với hoạt động quản lý và xử lý thông tin trong lĩnh vực sản xuất.
Có thể thấy một thực tế, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, hoạt động thương mại được thực hiện trong hệ thống vận hành có tính chuyên môn hoá cao, thì con số CIO cũng phát triển tương xứng với tốc độ phát triển của nền kinh tế. CIO trở thành vị trí quản lý chủ chốt trong những chu trình kinh doanh gắn liền với công nghệ cao.
Ông Bùi Quang Ngọc, Phó Tổng Giám đốc, CIO của công ty FPT cho hay: "Trong thời đại số, thông tin được coi như một nguồn lực (tin lực), có vai trò rất lớn cho sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp. Với nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nó còn là vũ khí cạnh tranh cho sự phát triển như ngân hàng, hàng không, cơ quan thuế... Do đó, chức năng của CIO là chịu trách nhiệm về việc sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin phục vụ cho các mục tiêu phát triển của cơ quan, doanh nghiệp".
Ngày nay, CIO không chỉ là người phụ trách thông tin, xử lý đơn thuần về mặt kỹ thuật mà là người vạch ra các chiến lược phát triển về công nghệ thông tin, đề ra các nguyên tắc và đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý thông qua cơ sở dữ liệu... Nhiệm vụ càng nặng nề, vai trò càng lớn thì năng lực và khả năng lãnh đạo của CIO càng cần phải phát huy ở mức tối đa.
Bà Trương Hoàng Ngọc - CIO của công ty Savimex - cho hay: "CIO ngang hàng với các giám đốc khác như giám đốc tài chính, giám đốc điều hành". Tuy nhiên, "tuổi thọ" trung bình của một CIO là rất ngắn, chỉ khoảng 5-7 năm. Vai trò của CIO ngày nay đã được mở rộng trở thành CKO (Chief Knowledge Officer) - Giám đốc tri thức. Vai trò của CIO thỉnh thoảng có thể hoán đổi với Giám đốc kỹ thuật - CTO (Chief Technology Officer). CTO chịu trách nhiệm về nghiên cứu và phát triển kỹ thuật như một phần của các sản phẩm và dịch vụ, còn CIO thì phụ trách về công nghệ thông tin với tư cách là cơ sở hạ tầng.
Như vậy, một CIO thực thụ sẽ cần phải có những phẩm chất lãnh đạo nào? Có sự khác biệt nào giữa cộng đồng CIO Việt Nam và thế giới? Với tờ "giấy khai sinh" vừa nắm trong tay, CIO Việt Nam đã thực sự vượt qua hết các thách thức?
Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Điều 47 - Giám đốc công nghệ thông tin:
1. Thủ trưởng đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước đảm nhận chức danh Giám đốc công nghệ thông tin, chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn chính của Giám đốc công nghệ thông tin:
a) Trực tiếp tham mưu, giúp lãnh đạo cơ quan xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hoặc địa phương
b) Tổ chức, điều hành việc triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được phê duyệt
c) Chỉ đạo xây dựng các quy định, hướng dẫn quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ trong ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định đề xuất và tham gia chỉ đạo xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin
d) Tham gia chỉ đạo công tác phối hợp với các cơ quan nhà nước khác trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin mang tính liên ngành.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:45 pm
Chuyên viên quản trị và an ninh mạng: Nghề "cao giá"
Thiết kế các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công hiệu quả. Những công việc này giúp các chuyên viên quản trị và an ninh mạng trở nên không thể thiếu trong thời đại công nghệ số.
Học, học và... học
Môi trường làm việc hiện đại, linh động, đặc biệt luôn nảy sinh những ý tưởng mới nên an ninh mạng là một trong những mục tiêu hấp dẫn thu hút khá nhiều các bạn trẻ. Trước nhu cầu này, nhiều trung tâm đào tạo đã khai giảng các khóa học về quản trị và an ninh mạng máy tính như Viện Công nghệ kỹ thuật Sài Gòn, Trung tâm tin học Trường ĐHKHTN, Trung tâm đào tạo mạng máy tính Nhất Nghệ...
Trường ĐH DL Hồng Bàng cũng dự tính mùa tuyển sinh tới sẽ mở thêm ngành học mới là an ninh mạng. Ngoài số lượng đáng kể thì đối tượng học viên cũng rất đa dạng khi những ai đã am hiểu sâu về công nghệ thông tin thường chọn lớp an ninh mạng ngắn hạn để cập nhật thêm thông tin, kiến thức mới.
Đối với dân trong nghề, để có một vị trí vững chắc họ không những chỉ biết làm mà còn phải học một cách cật lực. Đó là chú trọng nâng cao kiến thức, phát huy khả năng xử lý tình huống, hay rèn luyện tư duy cứu hộ, truy tìm dấu vết, đối phó với khủng hoảng...
Nhân viên an ninh giỏi nghề thường lên kế hoạch bất ngờ tạo độ an toàn vững chắc nhằm ngăn chặn, phát hiện xâm nhập trái phép. Ngược lại, nếu gặp sự cố thì cho dù có khó khăn mấy họ cũng không chịu "bó tay". Lúc ấy, người làm công tác an ninh mạng "sống với mạng hàng tuần liền là chuyện bình thường".
Lương thử việc: 200 - 250 USD!
Nhiều doanh nghiệp, đơn vị ngân hàng đang rất cần nhân sự cho vị trí nhân viên quản trị mạng. Anh Tấn Nhật- sau 5 năm trong nghề cho biết "kiến thức đang có không đủ, không mới và càng không thể ngang sức với các hacker mỗi lúc một tinh quái". Tất nhiên, với công việc đầy áp lực, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng thì thu nhập mà các nhân viên quản trị và an ninh mạng nhận được cũng tương xứng.
Thường những người làm cho công ty nước ngoài như anh Nhật mỗi tháng nhận đến một nghìn USD trong tài khoản. Nhân viên nơi khác ít nhất cũng được vài triệu bỏ túi.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí IT (chuyên về quản trị mạng) của các công ty khá lớn. Chẳng hạn như công ty TNHH Giải pháp ngân hàng và tài chính HIPT tuyển 30 nhân viên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín tuyển nhiều vị trí, công ty TNHH điện tử Meiko VietNam đăng tuyển 10 kỹ sư công nghệ thông tin,và tập đoàn Hồng Hải Group cần 20 người...
Điều kiện mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu là: Tham gia quá trình lập kế hoạch đảm bảo an toàn và an ninh hệ thống, thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công...
Đồng thời, mức lương mà các nhân viên thuộc lĩnh vực này nhận được tương đối cao. Trong thời gian thử việc thu nhập từ 200 - 250 USD/tháng. Nhân viên chính thức thường nhận từ 250 - 400 USD/tháng, 300 - 600 USD/tháng, hay 500 - 700 USD/tháng tùy công ty.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:47 pm
Quảng cáo, nghề hấp dẫn, nghề của những ý tưởng
Trong thời gian gần đây, quảng cáo là một trong những nghề được coi là khá mốt và phát triển với tốc độ chóng mặt. Từ chỗ chỉ có 40 công ty quảng cáo năm 1990, tới nay, cả nước đã có hơn 3.000 doanh nghiệp quảng cáo với hơn 50.000 lao động.
Quảng cáo được coi là hấp dẫn và là "mảnh đất hứa" đối với lớp trẻ. Quảng cáo đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và niềm đam mê với công việc. Và một trong những yêu cầu không thể thiếu trong quảng cáo đó là ý tưởng.
Lương của một chuyên viên quảng cáo làm cho công ty trong nước khoảng 1.000USD/tháng, nếu làm cho công ty nước ngoài còn có thể cao hơn gấp 1,5 thậm chí gấp 2 lần. Ngoài ra họ còn được hưởng rất nhiều các "khoản phụ" khác và cơ hội thăng tiến cũng khá nhanh.
Để làm quảng cáo, bạn cần phải hội tụ rất nhiều kỹ năng, từ những kỹ năng nhỏ nhất như cập nhật và phân tích thông tin, đến các kỹ năng hoạt động cộng đồng, viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo…. Bên cạnh đó quảng cáo còn đòi hỏi, những tố chất như ham học hỏi, ham đọc sách, thích giao tiếp, phải có kiến thức sâu và rộng, có khả năng làm việc dưới áp lực cao, và luôn luôn cầu tiến. Đó cũng là một trong những lí do giải thích tại sao nghề này lại hấp dẫn giới trẻ.
Làm quảng cáo, bạn có thể "thả phanh" đưa ra các ý tưởng của mình, dù ý tưởng đó bị cho là "điên rồ". Bạn có thể ngồi hàng giờ trong quán Game và dành một số lượng lớn thời gian để nghe nhạc cũng chỉ để tìm ra một ý tưởng mới… Mọi sở thích quái gở đôi khi lại là một ý tưởng tuyệt vời! Chẳng hạn muốn quảng cáo quần bò, người ta đưa ra hình ảnh một cô gái đi trên đường ray, đúng lúc tàu đến để chiếc quần bò ống dài xuống cho tàu chèn qua để trở thành chiếc quần đùi rất mốt. Hay một chàng trai thò tay xuống một thùng đá rất sâu, lạnh toát chỉ để lấy một chai Haniken.
Vấn đề đặt ra là ý tưởng. Làm thế nào để sản phẩm của bạn có thể nổi trội giữa hàng loạt các sản phẩm cùng chủng loại, để người tiêu dùng không quay ngắt khi sản phẩm mới ra đời? Làm thế nào để một sản phẩm có thể sống lâu trên thị trường?... Đó là những câu hỏi mà các nhà quảng cáo luôn luôn trăn trở. Sáng tạo không ngừng, đổi mới liên tục là những đòi hỏi tất yếu. Cứ thử tưởng tượng, chỉ 30 giây ngắn ngủi quảng cáo trên truyền hình, một góc nhỏ quảng cáo trên tờ báo in mà bạn không làm nổi bật sản phẩm, không để lại ấn tượng cho người tiêu dùng thì sản phẩm của bạn sẽ như thế nào? Coi như thất bại hoàn toàn. Chính vì thế, vấn đề đặt ra lại là ý tưởng.
Những thương hiệu như Bitis, Ajingon, Xmen…đã rất nổi tiếng với những câu quảng cáo ấn tượng và đầy ý nghĩa như “Bitis, nâng niu bàn chân Việt", "Ajingon, ngon từ thịt, ngọt từ xương", "Xmen, đàn ông đích thực”… hay đôi khi chỉ là những đoạn nhạc cứ lập đi lặp lại như quảng cáo sữa ZiZi, bia Halida, kẹo Hải Hà, dầu gội đầu Sunsilk… cũng đủ để làm cú hix cho người tiêu dùng. Một sản phẩm sống lâu chỉ cần một câu quảng cáo (slogan)! Vì thế, sự cần thiết trong quảng cáo chính là sáng tạo và "mở hướng đi riêng".
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:48 pm
Hành chính văn phòng
Đến giờ dắt xe ra đến cơ quan, hết giờ lại phóng xe về, cả ngày ngồi văn phòng, vật lộn giữa đống giấy tờ, hồ sơ và làm cái công việc ngày nào cũng giống như ngày nào, sắp xếp và ghi chép. Đó là tất cả những gì người ta nghĩ và phát biểu về nghề hành chính văn phòng, một công việc theo ý kiến số đông là chẳng có lấy một phần trăm thú vị và hấp dẫn. Nhưng sự thực thì công việc hành chính văn phòng có nhàm chán như chúng ta vẫn nghĩ?
Mai đi làm cho phòng hành chính của một doanh nghiệp nước ngoài đã được hai năm. Lúc đầu, mới bước chân vào nghề, cô cũng nghĩ rằng công việc của mình sẽ chẳng lấy gì làm thú vị, sẽ chỉ có 8 tiếng ngồi phòng giấy mỗi ngày với những hoạt động lặp đi lặp lại quanh đống sổ sách, hồ sơ nhưng ngay tuần làm việc đầu tiên, Mai đã phải nghĩ khác. Công việc hành chính bận rộn và có quá nhiều cái khiến cô không hề cảm thấy nghề của mình “khô cứng”.
Nếu bạn chỉ nghĩ rằng công việc hành chính văn phòng chỉ xoay quanh việc tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu và các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc vận hành của công ty thì bạn nhầm bởi với những người làm hành chính văn phòng thời buổi hiện nay, có ty tỷ công việc mà có khi bạn phải làm ngoài giờ cho kịp tiến độ và môi trường làm việc sẽ không chỉ bó buộc trong một cái phòng.
Dân hành chính văn phòng ngày nay chạy đi chạy lại như những con thoi với vô số nhiệm vụ, bên cạnh nhưng công việc hàng ngày như quản lý và thực hiện việc đặt báo chí hàng ngày phục vụ nhu cầu của các phòng ban theo đúng quy định của công ty chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nhân viên, tổ chức khám sức khỏe định kì quản lý công tác lễ tân, khánh tiết, đưa đón và tiếp khách cho công ty đảm bảo tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm cho công ty… thì dân hành chính còn phải “xông pha” với nhiệm vụ đối ngoại cho công ty chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty trong phạm vui chức năng, nhiệm vụ của mình… Thế nên, trong mắt ban lãnh đạo, dân hành chính đóng vai trò khá quan trọng vì không ai khác, chính họ là người tư vấn sát sườn các vấn đề pháp lý cho lãnh đạo trong việc tổ chức chỉ đạo và thực hiện kinh doanh không phạm luật xây dựng, quản lý chương trình, kế hoạch công tác của công ty…
Với “núi” công việc ấy, dân hành chính văn phòng từ nhà quản trị cho đến đội ngũ nhân viên gần như phải thâu tóm, nắm bắt được tất cả mọi chuyện diễn ra trong công ty, đôi khi chính họ phải đứng ra giải quyết cả những vấn đề cá nhân mà không liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ. Không chỉ biết quản lý giấy tờ, sổ sách, nhân sự, dân hành chính còn là những người dung hòa các mối quan hệ của nhân viên vì lợi ích của công ty. Vì vậy, ngoài năng lực, họ còn cần những tố chất nhiệt tình, năng động và biết cảm thông và vô số những kỹ năng “giắt lưng” khác để ứng biến khi cần
Không còn suốt ngày cắm mặt vào bàn ghi ghi chép chép, quay cuồng với đống giấy tờ chất cao ngất ngưởng, dân hành chính văn phòng ngày nay được trang bị tòan đồ công nghệ cao, làm việc với máy tính nối mạng, thành thạo các chương trình phần mềm, các thiết bị văn phòng hiện đại. Và thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại của công ty nên việc gặp gỡ khách hàng là việc thường xuyên của nhân viên hành chính.
Dân hành chính hiện nay đã quen dần với cách làm việc theo cơ chế mở với tính chuyên nghiệp hóa ngày càng nghiêm khắc. Đòi hỏi càng cao thì mức độ cạnh tranh càng lớn, không ai có thể nghĩ đã là dân hành chính thì có thể “an phận thủ thường” được nữa. Yêu cầu của các nhà tuyển dụng cũng đã khác nhiều so với trước đây. Người ta đòi hỏi những ứng viên văn phòng phải đa năng, tức là có thể làm được nhiều việc như thư ký, văn thư, nhân sự, quan hệ đối ngoại, có kiến thức về kế toán, tiếp thị, kinh doanh…Họ phải là những trợ thủ đắc lực cho nhà quản lý, còn phải giỏi kĩ năng thực hành để làm việc có hiệu quả sáng tạo và linh hoạt, không máy móc, cứng nhắc cũng là một đòi hỏi quan trọng với dân hành chính.
Chính sự cần thiết và đòi hỏi ngày càng lớn với nhân viên hành chính văn phòng nên thu nhập của những người này quả không phải là nhỏ. Được biết, với các công ty trong nước, mức lương của dân hành chính là 2-3 triệu/tháng còn với công ty nước ngoài, con số này sẽ là 300-450 USD/tháng, trong khi đó với những chức danh cao hơn, mức lương có thể là 1000-2000 USD/tháng. Một công việc có thể xem là kiếm ra tiền và đáng để mơ ước.
Mỗi một nghề nghiệp có một đặc tính riêng của nó, nhưng với tốc độ phát triển của nền kinh tế như hiện nay, những đặc tính riêng đó có thể sẽ thay đổi theo cách này hay cách khác. Những người trẻ cần có sự hiểu biết về nghề nghiệp một cách thấu đáo để có những hướng đi và cách chọn lực phù hợp với năng lực cũng như sở thích của bản thân mình.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:49 pm
Ngành điện - điện tử: Mảnh đất nhiều đãi ngộ
Lợi thế có được một công việc ổn định cùng với mức thu nhập khá giúp cho ngành điện - điện tử ngày càng thu hút được nhiều người.
Không sợ thất nghiệp
Phần lớn các sinh viên lớp điện - điện tử khoá 2002-2007 Trường ĐHBK TP.HCM đều lạc quan cho biết không sợ thất nghiệp. Sở dĩ có điều này bởi bây giờ thiết bị điện có mặt khắp mọi nơi. Không có cơ hội làm trong các tập đoàn điện tử lớn thì vẫn có thể đảm nhận vai trò chăm sóc cho hệ thống các mặt hàng điện tử dân dụng tại một siêu thị điện máy, trung tâm bảo hành nào đấy. Cũng không ít người học nghề điện xong thì bỏ vốn đầu tư làm ông chủ cửa hàng điện tử.
Các trung tâm dạy nghề (TTDN) như TTDN quận 3, TTDN quận 9 có số lượng học viên đăng ký học ngành này cũng khá đông. Hầu hết các bạn học viên đều hào hứng, bởi như lời Trần Ngọc Tuấn thì "nghề này bây giờ đi đâu cũng dễ tìm được việc". Hay anh Xuân Hải, sau vài tháng học nghề cũng nhanh chóng tìm được công việc bảo trì máy cho công ty San Lim.
Nhiều người trong nghề tự nhận rằng làm công việc khá nhàn, ít phải chịu áp lực. Tuy nhiên, công việc về máy móc thiết bị đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết một nên không thể làm một cách vội vã được. Nếu đã làm thì phải thực sự tập trung, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân hỏng hóc. Qua quá trình làm việc, tay nghề sẽ được nâng cao dần và kinh nghiệm tích luỹ được sẽ giúp cho họ làm được việc hơn.
Thu nhập khá
Hiện nay, sinh viên chuyên ngành điện tử, tự động vừa tốt nghiệp đại học bách khoa hoặc sư phạm kỹ thuật được nhiều công ty sẵn sàng tuyển dụng với mức lương 2 - 2,5 triệu đồng/tháng. Nếu là kỹ sư có vài năm kinh nghiệm thì thu nhập mỗi tháng không dưới 5 triệu đồng. Con số này có thể còn nhiều hơn nếu họ công tác trong các công ty, đơn vị có vốn đầu tư của nước ngoài. Lao động học qua trung cấp nghề, công nhân cơ điện thì mức lương tối thiểu cũng vào khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.
Với những người hoạt động độc lập như anh Diệp (điện tử Ngọc Diệp - Tân Bình), anh Khoa (điện tử Hải Đăng) thì mỗi tháng trừ chi tiêu cũng còn dư một khoản kha khá. Riêng anh Khoa, sau hơn 2 năm làm việc đã có khả năng mở thêm một cơ sở sửa chữa hàng điện tử nữa.
Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ trong lĩnh vực điện - điện tử. Các ứng viên tìm việc qua trung tâm thường được mời đi làm khá nhanh. Không hiếm trường hợp có nhiều công ty cùng mời một ứng viên là kỹ sư ngành này về làm với nhiều đãi ngộ tốt. .
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:50 pm
Nghề biên dịch: Ngoại giỏi - nội thông
Để biên dịch tốt đòi hỏi người làm công việc đó không những tinh thông về ngoại ngữ mà còn phải rất am hiểu tiếng mẹ đẻ. Vừa làm vừa tự nâng cấp mình được xem như phương châm đem lại thành công.
Học được nhiều
Những năm gần đây biên dịch (BD) không còn là mảnh đất riêng của những nhà nghiên cứu như trước. Đã xuất hiện một đội ngũ BD viên là các bạn trẻ có năng khiếu về ngoại ngữ. Như Ngọc Quỳnh (khoa Anh Trường ĐHKHXH&NV) nhận biên dịch tài liệu từ khi còn học năm 3. Nhiều sinh viên khác trong lớp Quỳnh cũng thường xuyên nhận dịch thuê.
Thù lao nhận được có thể không cao, thường từ 30 - 40 nghìn/trang A4, song cũng là khoản thu nhập đáng kể đối với sinh viên. Tuy nhiên, điều hấp dẫn các bạn nhất đó là nhờ BD mà khả năng tích luỹ vốn từ vựng, ôn luyện cấu trúc ngữ pháp được nâng cao. Những người BD còn ví công việc đem đến cho họ cơ hội "hội nhập" với thế giới bên ngoài. Ngồi một chỗ nhưng cũng có thể tường tận phong tục tập quán, bản sắc văn hoá hay con người của một quốc gia. Nhờ trực tiếp dịch mới hiểu được sự đa nghĩa, đa ngữ cảnh của mỗi một câu chữ.
Ngọc Anh (ĐHNT) tâm sự sau một vài lần dịch bài cho báo, bạn nhận thấy mình học được tính nhẫn nại, kiên trì bởi có khi chỉ một vài từ nhưng để chuyển nghĩa cho đúng, cho phù hợp cũng phải suy nghĩ, tìm tòi mất không ít thời gian. Ngoài ra, với nhiều BD, chỉ cần sắp xếp thời gian hợp lý thì có nhiều cơ hội làm nghề. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đầu sách, tài liệu chuyên ngành bằng ngoại ngữ nên việc làm cho người BD được xem là nguồn tài nguyên khó cạn. Có lẽ chính những lý do trên mà với công việc vốn được xem "rất khó tính" như biên dịch vẫn thu hút được nhiều người.
Yêu cầu cao
Công cụ sắc bén nhất để làm nghề này đó là những khả năng liên quan đến ngoại ngữ như đọc hiểu, viết. Mỗi lĩnh vực có những đặc trưng riêng nên để có bản dịch hay, bản dịch đúng không thể đưa tất cả các từ ngữ của ngoại ngữ đó chuyển thể y trang sang tiếng Việt.
Người biên dịch cần có sự đánh giá tài liệu gốc rồi mới sắp xếp để dịch. Trước khi bắt tay vào việc thì người biên dịch phải đọc lướt để nắm nội dung. Sau đó mới đi vào chi tiết ở từng cấu trúc câu, từng từ ngữ được sử dụng. Một người biên dịch chuyên nghiệp cần có thái độ khách quan để chuyển tải nội dung gốc của tài liệu. Điều tối kỵ của người dịch đó là không được để ý kiến chủ quan đánh giá về vấn đề đang dịch. Nhất thiết bản dịch phải đúng với tài liệu gốc dù hay hay không.
Làm biên dịch mà chỉ giỏi ngoại ngữ thôi cũng chưa đủ. Phải nhuần nhuyễn trong sử dụng tiếng mẹ đẻ để dịch không bị "ngô nghê", thậm chí "đọc tiếng Việt mà chẳng hiểu gì". Không phải cứ dịch sát từng từ ngữ mà cần linh hoạt đưa ra cách viết ngắn gọn, súc tích, lôi cuốn nhất cho bản dịch cuối cùng. Biết cách vận dụng các kinh nghiệm và vốn sống tích luỹ được cũng là một trong những yêu cầu cần có để việc dịch hiệu quả hơn.
Chị Ngọc (Công ty Lasta) luôn nghĩ rằng "bản thân tất cả các bài dịch đều là những đứa con tinh thần của mình nên cần phải vận dụng hết khả năng để chuyển tải nội dung đến người tiếp nhận sao cho chính xác nhất. Nếu bài viết hay tài liệu quá khó, không thể dịch được thì sẽ từ chối bởi không thể nhận bừa rồi dịch qua loa được".
Có trách nhiệm với sản phẩm chọn dịch, đặt mình ở vị trí của người đọc cũng là yếu tố giúp tạo nên bản dịch có chất lượng, được độc giả tin tưởng. Tuy nhiên, tất cả những cái khó này sẽ được "hoá giải" khi bạn thực sự đam mê với công việc đang làm, có năng khiếu trong việc viết lách và tạo được tính trung thành trong mỗi sản phẩm.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:50 pm
Trợ lý giám đốc: Nghề chất lượng cao
Trợ giúp tổng giám đốc trong các công việc hàng ngày, phối hợp thực hiện các hoạt động PR lo hậu cần cho ban giám đốc và đối tác trong các chuyến đi công tác, cũng như thực hiện nhiệm vụ do tổng giám đốc giao...
Trợ thủ đắc lực
Có sự khác nhau giữa một thư ký với người trợ lý của giám đốc. Bởi người thư ký không thể làm được những yêu cầu cho vị trí trợ lý. Trong khi người trợ lý vẫn đảm đương tốt nhiệm vụ của một thư ký. Người trợ lý không đơn thuần chỉ trực tiếp giúp việc cho giám đốc, xem xét, đánh giá tình hình mà còn đóng góp ý kiến để giám đốc tham khảo trước khi quyết định. Trong một số trường hợp, trợ lý giám đốc là người giải quyết một số công việc do giám đốc uỷ quyền.
Chị Kim Thanh (trợ lý giám đốc nhãn hiệu) cho biết "mới nghe liệt kê tên công việc thôi mà mọi người đã không tin, cho rằng phóng đại để quan trọng hoá vấn đề". Mà đúng thế thật, chị nhẩm sơ sơ: Phát triển, thực hiện sáng kiến kinh doanh của khách hàng, đề xuất bán hàng, làm việc với giám đốc phân phối để xác định chi phí tiết kiệm, bàn luận với đơn vị quảng cáo nhằm phát triển chiến lược quảng cáo đạt hiệu quả, hay giám sát chương trình tiếp thị sản phẩm...
Làm trợ lý không có nhiều thời gian rỗi. Khi cấp trên nghỉ thì họ vẫn phải làm. Thế nên, khó khăn lắm mới có cơ hội gặp anh Phan Sơn - trợ lý giám đốc điều hành - của một công ty điện tử ở Khu công nghiệp Vietnam - Singapore. Cuộc trò chuyện gián đoạn đôi lần do anh phải trả lời điện thoại bằng tiếng Anh. Anh Sơn cho rằng: "Thường chỉ có những Cty lớn, nhà đầu tư nước ngoài mới cần trợ lý nên phải có trình độ ngoại ngữ khá tốt, phải nghe nhanh, hiểu thông và nói như tiếng mẹ đẻ".
Như vậy không chỉ giúp người mà mình đại diện tường tận được vấn đề mà còn giúp bản thân hoàn thành tốt công việc. Ngoài công việc chuyên môn, mỗi trợ lý còn đem lại sự thành công cho Cty về mặt xã hội thông qua tác phong chuyên nghiệp, luôn tỏ ra lạc quan cùng chút hài hước trong các cuộc tranh luận.
Trong thế giới của nghề trợ lý giám đốc, nữ giới luôn chiếm đa số. Họ được ưu tiên chọn vì có những đức tính mà nam giới khó đạt được như cẩn thận, khéo léo, dịu dàng... Đôi khi nữ trợ lý còn là nhân tố làm dịu những "cái đầu nóng" khi công việc căng thẳng.
Yếu tố để thành công
Đòi hỏi về kỹ năng, chuyên môn của vị trí này rất cao. Một Cty chuyên kinh doanh xuất khẩu sang thị trường nước ngoài tuyển vị trí trợ lý giám đốc khách hàng phải đáp ứng các yêu cầu: Tốt nghiệp ngành tài chính quốc tế, trên 2 năm kinh nghiệm về công việc có liên quan, tiếng Anh lưu loát và am hiểu về thị trường thế giới. Bên cạnh đó cần có tính năng động, tự tin, phán đoán nhanh và nhất là có khả năng tham mưu.
Giỏi chuyên môn chưa hẳn đã thành công. Do đó, nếu người trợ lý không thể phát triển năng lực làm việc theo kịp nhịp điệu làm việc của Cty thì tất yếu bị đào thải. Để giải quyết công việc, chị Thanh phải tập và tích lũy kinh nghiệm về ngoại giao, khả năng tổ chức tốt, khéo léo dung hoà khi thương lượng với đối tác. Và "từng phần việc phải được rạch ròi, đã làm vấn đề gì thì toàn tâm toàn lực".
Môi trường làm việc của các trợ lý luôn vận động nên nhất thiết họ phải có sức chịu đựng được áp lực công việc cao, khả năng làm việc độc lập cũng như thường xuyên đi công tác. Tất cả những yếu tố nền trên nếu được vận dụng bằng chính lòng say mê, nỗ lực tìm tòi học hỏi và có tâm huyết với nghề sẽ mang lại nhiều cơ hội thành công hơn. Nhiều Cty mở rộng kinh doanh hiện đang rất cần có một trợ lý hội đủ tài năng. Họ sẵn sàng chi mức lương hấp dẫn để thu hút nhân tài.
Thu nhập của trợ lý giám đốc không cố định mà dao động ở mức khá. Thời gian đầu làm việc mức lương khoảng 400 - 500USD. Con số này tăng dần theo việc người trợ lý thể hiện được bản lĩnh, năng lực làm việc, thường là trên 1.000USD/tháng, cá biệt, có trường hợp được trả lương >2.000USD/tháng.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:51 pm
5 nghề “hot” nhất ngành IT
Trong thời đại số hoá, công nghệ thông tin là một ngành cực kỳ hấp dẫn cả về nhu cầu tuyển dụng lẫn mức thu nhập. Theo nhận định của các chuyên gia Hoa Kỳ, một số nghề liên quan đến công nghệ dưới đây có sức “nóng” nhất trong năm nay.
1. Phát triển phần mềm
Các chuyên gia phát triển phần mềm có trình độ lúc nào cũng là “của hiếm”. Các công ty sẵn sàng trả “bộn” tiền để tuyển và giữ chân các nhân tài trong lĩnh vực này. Theo thống kê, trong năm 2007, đây sẽ là công việc được trả lương cao nhất trong ngành IT.
Yêu cầu chuyên môn: Các nhà tuyển dụng thường đòi hỏi ứng viên có bằng cử nhân công nghệ thông tin hoặc tương đương, có ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm lập trình. Ứng viên phải thành thạo ActiveX, C#, Visual Basic, .NET hoặc Java. Ngoài ra, các nhà phát triển phần mềm phải có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, tỉ mỉ chăm chút từng chi tiết, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm.
2. Chuyên gia phát triển website
Chuyên gia phát triển ứng dụng, dịch vụ và công cụ dựa trên web được dự báo là rất thiếu trong năm nay.
Yêu cầu chuyên môn: Ứng viên phải có hiểu biết sâu rộng về các ứng dụng và giao thức mạng cũng như các chiến lược kinh doanh. Nhà tuyển dụng thường đòi hỏi ứng viên phải có bằng cử nhân về máy tính hoặc các lĩnh vực có liên quan và nhiều năm kinh nghiệm liên quan đến web. Các kỹ năng về .NET, Ajax hoặc Java là một lợi thế.
3. Nhà quản lý lưu trữ dữ liệu
Yêu cầu chuyên môn: Vị trí này đòi hỏi ứng viên phải thành thạo các công cụ và cấu trúc lưu trữ cũng như phải là chuyên gia kỹ thuật về ngôn ngữ và các ứng dụng cơ sở dữ liệu như Oracle, SQL Server and DB2. Ứng viên phải có bằng cử nhân công nghệ thông tin hoặc tương đương và có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực lưu trữ dữ liệu và 3 năm kinh nghiệm quản lý nhân sự kỹ thuật.
4. Quản lý dự án
Theo nghiên cứu được tiến hành trong năm 2006 của Viện quản lý thông tin xã hội Mỹ, “top 3” kỹ năng nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên IT trình độ trung cấp là khả năng lập kế hoạch, ngân sách và đề ra chương trình hành động. Đó là những khả năng chuyên môn mà một nhà quản lý dự án cần phải có.
Yêu cầu công việc: Ứng viên phải có kinh nghiệm về quản lý dự án để giám sát các dự án đa dạng và phức tạp. Yêu cầu cơ bản là bằng cử nhân IT hoặc các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, có kiến thức nền về phát triển chương trình ứng dụng, 5 năm kinh nghiệm trở lên về quản lý các dự án phức tạp.
5. Sáng tạo chương trình ứng dụng
Yêu cầu công việc: Ứng viên phải là chuyên gia kỹ thuật đồng thời có khả năng lên kế hoạch, phối hợp tổ chức và giao tiếp tốt. Nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên phải có bằng cử nhân IT hoặc hệ thống thông tin và tối thiểu 8 năm kinh nghiệm liên quan đến công việc. Hiểu biết DB2, cơ sở dữ liệu Oracle, XML hoặc C++ là lợi thế.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:52 pm
Nghề giám đốc tài chính
Trên “sàn đấu” WTO, yếu tố quyết định tính thắng bại của doanh nghiệp có phần là năng lực quản lý. Hiện tại, đa phần các doanh nghiệp VN chưa có bộ phận quản trị tài chính chuyên nghiệp, đứng đầu là giám đốc tài chính (Chief Financial Officer - CFO).
Vậy CFO khác với một kế toán trưởng như thế nào và việc thiếu chức danh này sẽ ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp VN?
CFO là người chịu trách nhiệm đưa ra ba quyết định chủ yếu: quyết định về chính sách đầu tư, quyết định về chính sách tài trợ và quyết định về chính sách phân phối, làm sao để tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông.
Công việc cụ thể của một CFO có thể kể ra như sau: Phân tích và đưa ra các công cụ quản trị rủi ro tài chính theo dõi và đánh giá các dữ liệu tài chính chuẩn bị các báo cáo đặc biệt và đưa ra các dự báo cần thiết hoạch định ngân sách vốn đầu tư lập mô hình tài chính phân tích và quản lý danh mục đầu tư thiết lập và duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan.
Không có CFO, doanh nghiệp thiếu hụt chuyên gia quản lý chuyên nghiệp nhằm thường xuyên đánh giá tình hình tài chính, đảm bảo “sức khỏe” tài chính cho doanh nghiệp. Kế đến là việc điều hành tài chính rất lúng túng, bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư, đặc biệt là trước xu thế bùng nổ của thị trường tài chính, ngân hàng của VN trong giai đoạn hội nhập.
Tóm lại, hậu quả bao trùm tình trạng thiếu CFO trong doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh thấp, rủi ro cao do thiếu minh bạch và sự phát triển thiếu bền vững.
Điều kiện để trở thành một CFO
Để trở thành một CFO thì ngoài những kiến thức chuyên sâu về quản trị tài chính, kế toán, ứng viên cần có những hiểu biết rộng về các lĩnh vực khác, chẳng hạn như tài chính quốc tế, tín dụng, ngân hàng... CFO phải là một nhà hoạch định chiến lược kinh doanh và bắt đầu suy nghĩ như là thành viên của hội đồng quản trị. Không những thế, CFO còn phải làm quen với các thuật ngữ chuyên môn cũng như quan tâm tới các mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc biệt, vì tính kỷ luật và tính tổ chức cộng với khả năng trình bày những thông tin tài chính một cách khoa học, trung thực, các kiểm toán viên độc lập (Certified Public Accountant - CPA) rất phù hợp để trở thành CFO.
Ứng viên CFO phải biết nhận biết và đưa ra các phương pháp giảm thiểu rủi ro.
Những điều kiện ngặt nghèo nêu trên đã khiến nhiều người từ bỏ ước mơ của mình và đó cũng chính là một trong những lý do vì sao mà chỉ có số ít người VN có khả năng trở thành một CFO.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:53 pm
Kỹ sư Tự động hóa
Hàng ngày, công việc anh Lê Hồng Quyết cũng như 12 kĩ sư tự động hóa (TĐH) trong công ty cổ phần thương mại và TĐH ADI là thiết kế tích hợp hệ thống TĐH. Đồng thời, triển khai thi công, lắp đặt và giám sát. Theo ông Trịnh Đình Đề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hội Khoa học công nghệ tự động Việt Nam, nhiều nơi cần nên kĩ sư TĐH không khó để kiếm được một công việc như mong muốn.
Những kỹ sư như anh Quyết thường đảm nhiệm toàn bộ công việc theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Khách hàng của những công ty tự động hóa thường là các nhà máy sản xuất có dây chuyền công nghệ đặc thù như nhà máy sản xuất bia, sản xuất thức ăn gia súc hay nhà máy dệt..
Chẳng hạn, để lắp đặt hệ thống xử lí nước tự động cho một nhà máy, họ phải làm từ khâu thiết kế công nghệ, thiết kế các phần mềm điều khiển, phần mềm giám sát. Sau đó, tiến hành lắp đặt, chạy thử và bàn giao hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu.
"Các kĩ sư TĐH của Việt Nam đã làm được những việc đòi hỏi trình độ cao, mà trước kia, để xử lí được, phải thuê chuyên gia nước ngoài. Sự phát triển của các công ty Việt Nam trong lĩnh vực TĐH gián tiếp giảm chi phí về thời gian, tiền bạc, nâng cao năng lực kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước", anh Đinh Anh Tuấn, đồng nghiệp của Quyết, chia sẻ.
Theo anh Hà Xuân Trường, công ty kĩ thuật và thương mại Tiến Thành, các công ty chuyên về TĐH thường cung cấp, lắp đặt các hệ thống tự động ở nhiều ngành khác nhau như xử lí hệ thống nước, hệ thống lọc bụi, cân băng tải, tủ điều khiển, dây chuyền trong các nhà máy sản xuất giấy, xi măng, bia, đường, cán thép... Bởi vậy, các kĩ sư TĐH phải trau dồi thêm kiến thức ở các lĩnh vực khác, ngoài chuyên ngành của mình.
Cũng có kĩ sư thuộc chuyên ngành khác, vì mê TĐH mà quyết định gắn bó với nghề. Ông Đào Phú Hòa (Giám đốc công ty TNHH tự động hóa cơ khí và ứng dụng Amaco) trước kia là kĩ sư thủy - khí động lực, nay đứng đầu một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực TĐH.
Theo ông Hòa, TĐH có thể được ứng dụng vào nhiều ngành, nghề khác nhau. Vấn đề là ở tư duy và ở cách nhìn nhận của những người trong nghề. Hiện nay, ông là chủ của một trang web mua, bán hàng trực tuyến trên mạng. Với suy nghĩ của ông, đó cũng là một ứng dụng của TĐH.
"Đến nay, ngành nào cũng phải tiến đến mục tiêu hiện đại hóa. Muốn hiện đại hóa thì phải sử dụng công nghệ cao, phải liên quan đến tự động hóa (TĐH) và cần đến các kĩ sư TĐH" - Đó là ý kiến của ông Trịnh Đình Đề - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hội Khoa học công nghệ tự động Việt Nam, khi nói về vai trò của TĐH ở nước ta hiện nay.
Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, hầu hết các trường trong khối kĩ thuật đều thành lập khoa hay bộ môn TĐH. Được nhiều người biết đến và có truyền thống hơn cả vẫn là Bộ môn TĐH xí nghiệp công nghiệp, thuộc Khoa Điện của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Các kĩ sư TĐH cũng được đào tạo tại ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kĩ thuật Thái Nguyên, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM hay Học viện kĩ thuật quân sự.
Ngoài ra, một số trường ĐH thành lập bộ môn TĐH phù hợp với từng chuyên ngành của trường mình. Như Bộ môn TĐH thiết kế cầu đường của Trường ĐH GTVT Hà Nội, Bộ môn Điện và Tự động tàu thủy của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Bộ môn TĐH xí nghiệp mỏ và dầu khí của ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội...
Theo ông Phạm Quốc Hải - Phó Chủ nhiệm bộ môn TĐH xí nghiệp công nghiệp - ĐH Bách khoa Hà Nội: "Mỗi năm, bộ môn có khoảng từ 100 đến 150 kĩ sư ra trường. Tuy nhiên, số này cộng với SV tốt nghiệp của các trường khác, chưa thể đáp ứng nhu cầu nhân lực của các nhà máy, xí nghiệp, các công ty".
Ông Hải cho biết thêm: "SV TĐH ra trường có thể làm được rất nhiều việc liên quan đến chuyên ngành học của mình như thiết kế, ứng dụng, kinh doanh các sản phẩm TĐH. Họ cũng có thể làm việc với các dây chuyền tự động trong các nhà máy, xí nghiệp của nhiều ngành khác nhau như giấy, xi măng, mía đường, thực phẩm, giao thông vận tải... Nhiều nơi cần nên kĩ sư TĐH không khó để kiếm được một công việc như mong muốn".
Tự động hóa là một chuyên ngành đòi hỏi người ở người kĩ sư phải tích hợp được nhiều kĩ năng ở trình độ cao. Ngay trong trường ĐH, họ đã phải học những môn khá "khoai" như Điều khiển quá trình, Kĩ thuật lập trình, Robot, Vi xử lí nâng cao, thiết kế hệ thống TĐH...
Dù vậy, đó cũng chỉ là lí thuyết cơ bản. Muốn làm được việc, họ phải chủ yếu học tập từ thực tế công tác. Với các kĩ sư tự động hóa, dễ kiếm việc không đồng nghĩa với dễ làm việc.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:53 pm
Nghề lâm sản
Hiện nay, số lượng kĩ sư chế biến lâm sản được đào tạo hàng năm không nhiều. Mùa tuyển sinh 2007, khoa Chế biến lâm sản của ĐH Nông Lâm TPHCM đưa ra chỉ tiêu 120 (trong đó, chuyên ngành Chế biến lâm sản: 60 Công nghiệp giấy và bột giấy: 60). ĐH Lâm nghiệp (Xuân Mai - Hà Tây) cũng chỉ dành 150 chỉ tiêu đào tạo kĩ sư cho hai chuyên ngành chế biến lâm sản, thiết kế và chế tạo sản phẩm mộc nội thất.
Kĩ sư lâm sản : "của hiếm"!
Chỉ tiêu thấp, cả nước lại chỉ có hai cơ sở đào tạo kĩ sư chế biến lâm sản là ĐH Nông Lâm TP HCM (phía Nam) và ĐH Lâm Nghiệp (phía Bắc). Các trường không đào tạo hệ cao đẳng, tại chức nên số lượng kĩ sư tốt nghiệp chuyên ngành này lại càng ít.
Theo đánh giá của ông Trịnh Minh Thành - Chánh văn phòng, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, số lượng kĩ sư chế biến lâm sản ra trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của các công ty, nhà máy, xí nghiệp. Do đó, sẽ có nhiều cơ hội cho sinh viên đang theo học khoa chế biến lâm sản của hai trường ĐH nói trên.
Các kĩ sư chế biến lâm sản có thể nhận việc làm tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, các nhà máy, xí nghiệp chế biến gỗ trong và ngoài quốc doanh. Họ cũng phù hợp với các tập đoàn, công ty liên doanh với nước ngoài về lĩnh vực chế biến lâm sản, sản xuất ván gỗ công nghiệp, các công ty xây dựng và thiết kế nội thất...
Cũng theo ông Thành, với chuyên môn chế biến lâm sản, nếu người kĩ sư biết vận dụng tốt thì họ hoàn toàn có thể mở rộng "đất" hoạt động sang các lĩnh vực như kinh doanh, thiết kế, quản lí, giám sát, tư vấn kĩ thuật.
Ông Cao Khả Xuân - Trưởng phòng tổ chức, Công ty Liên doanh lâm sản Việt Nam - Newzealand, cho biết: "Hiện Công ty chúng tôi có 3 kĩ sư chế biến lâm sản. Một trong số họ là Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật. Hoạt động chủ yếu của Công ty chúng tôi là kinh doanh, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, lại rất cần vị trí kĩ sư chế biến lâm sản. Họ là những người tư vấn, kiểm định chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Kĩ sư chế biến không hẳn chỉ gắn với các đơn vị sản xuất".
Anh Xuân Khánh - Kĩ sư chế biến lâm sản, Công ty chế biến gỗ Hà Tây, cho biết: "Bạn cùng khóa với tôi đều tìm được việc ngay sau khi ra trường. Cũng không khó khăn lắm khi cầm tấm bằng kĩ sư chế biến lâm sản ra trường. Nếu không xin được ở ngoài Bắc thì đa số sẽ chạy vào miền Trung hay miền Nam kiếm việc vì trong đó nhiều nhà máy, nhiều khu chế xuất và nhiều rừng hơn".
Say nghề mới thành nghiệp
Cửa ra rộng nên những kĩ sư chế biến lâm sản có nhiều sự lựa chọn cho mình. Tốt nghiệp cùng một Khoa, một Trường nhưng mỗi người là mỗi hướng đi riêng.
Nguyễn Quang Dũng, tốt nghiệp khóa 46, Khoa Chế biến lâm sản (ĐH Lâm Nghiệp), hiện đang là kĩ sư của Công ty Chế biến lâm sản Trung Văn (Từ Liêm - Hà Nội) kể: "Được làm đúng với những gì đã học ở trường nên công việc của tôi cũng khá thuận lợi. Ở Công ty, tôi chuyên trách việc giám sát kĩ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm vì các sản phẩm gỗ, mỗi khi xuất xưởng, phải đáp ứng theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn mà khách hàng đặt ra".
Điều thú vị trong nghề, theo Dũng, là được góp sức cùng công nhân sản xuất ra những sản phẩm đẹp. Dũng tâm sự: "Từ nhỏ, tôi đã thích làm một nghề gì đó liên quan đến gỗ. Năm đó, nếu không thi đỗ vào Lâm nghiệp thì chắc cũng sẽ về quê làm nghề mộc. Cái sự thích của con người cũng khó nói hết lắm. Như tôi, hàng ngày đến cơ quan làm việc với gỗ, thậm chí ngửi thấy mùi gỗ là thích rồi".
Cùng tốt nghiệp khoa Chế biến Lâm sản, nhưng học trên Dũng một khóa, Võ Tá Tuấn lại lựa chọn một hướng đi khác. Sau một năm làm giám sát thi công công trình mộc dân dụng, Tuấn quyết định học thêm về cơ khí và chế tạo máy. Với kiến thức của hai chuyên ngành, anh vào làm việc tại Công ty cổ phần GITEX - Công ty chuyên kinh doanh máy móc chế biến gỗ.
Là một kĩ sư bán hàng kĩ thuật, nhiệm vụ chính của Tuấn là tư vấn cho khách hàng. Khách hàng sẽ được hướng dẫn mua những loại máy móc phù hợp với từng loại gỗ, sẽ được lựa chọn những loại máy móc tối ưu phục vụ cho sản xuất và chế biến gỗ. Kiến thức chuyên ngành chế biến lâm sản giúp anh dễ dàng hơn trong kinh doanh.
Chưa dừng lại ở đó, hiện tại, Tuấn còn chuyển hướng sang nghiên cứu về thiết kế và chế tạo sản phẩm mộc nội thất. "Tôi luôn coi sáng tạo là động lực để làm việc. Chuyển sang học thiết kế cũng là để thêm hứng thú với công việc của mình. Hơn nữa, người ta ngày càng thích các sản phẩm làm từ thiên nhiên, ngày càng nhiều đồ gia dụng được làm bằng gỗ. Sẽ phải có nhiều mẫu mã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Do vậy, tôi sẽ có nhiều việc để làm hơn." - Tuấn tâm sự.
Cũng có một con đường riêng, Nguyễn Duy Linh, sau khi tốt nghiệp ĐH Lâm Nghiệp, trở thành kĩ sư chế biến lâm sản, đã đến làm việc tại Công ty Diệt mối (Hà Nội). Khi được hỏi về lí do lựa chọn của mình, Linh cười: "Đã có người sản xuất, chế biến lâm sản thì phải có người bảo vệ, duy trì chất lượng của các sản phẩm gỗ chứ".
Linh nói thêm: "Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho mối mọt. Chúng tôi phải tìm ra những chất liệu, những phương thức tốt nhất để đảm bảo tuổi thọ cho các sản phẩm gỗ. Khó nhất vẫn là bảo vệ, trùng tu các công trình văn hóa và lịch sử, người kĩ sư phải nắm được các đặc tính của từng loại gỗ để từ đó có phương án phòng chống mối mọt."
Với Linh, điều khó khăn gặp phải trong nghề không phải sợ thiếu trình độ, kĩ thuật mà là sợ thiếu kinh nghiệm. Không gì bằng người kĩ sư phải làm nhiều, gặp nhiều, phải tích lũy. Ở bất cứ nghề nào, mỗi cá nhân nếu không tự mình cố gắng thì không thể tồn tại được.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:54 pm
Nấu bếp: Giỏi nghề là nên nghiệp!
Nguyễn Ngọc Nga, học viên Trường Dịch Vụ Khách sạn Việt Giao (Vĩnh Viễn) hớn hở: “Ai cũng nghĩ vào bếp lấm lem dầu mỡ, khói bụi. Điều đó “xưa” rồi. Bếp sạch, người sạch, cơ hội kiếm tiền nhiều và cần người là mục tiêu tôi chọn ngã rẽ: học nấu bếp, thay vì thi vào ĐH Kinh tế như ba mẹ mong đợi".
Vất vả vì đam mê
Sẽ là lầm to nếu bạn nghĩ đơn giản chỉ sự khéo léo và chú tâm học hỏi là sẽ thành đầu bếp giỏi. THực tế, sự sáng tạo, độc đáo mới là điều để người nấu bếp khẳng định tay nghề, đẳng cấp của mình.
Không ít bạn trẻ khi bước chân vào những lớp học Từ “Bếp căn bản” đến “Bếp Việt Nam”, “Bếp Âu Á”, nấu bếp nâng cao… vẫn mang trong mình mục tiêu trở thành đầu bếp. Tuy nhiên, khoảng cách từ tốt nghiệp khoá học, đến nấu phục vụ đạt hiệu quả đã là khoảng cách dài từ đó để trở thành đầu bếp còn... xa hơn nữa. “Trong 100 người học nấu bếp, may mắn thì… vài ba người trở thành đầu bếp có tên tuổi, chính vì thế nếu mãi vẫn còn ở vị trí nấu bếp, phục vụ không tên, âm thầm thì bạn không nên buồn. Thực tế, không ít người bỏ cuộc giữa chừng vì chọn nghề mà không hiểu rõ đặc trưng của nghề” – anh Thành Trung, đầu bếp nhà hàng H.C (đường Hoàng Văn Thụ) chia sẻ.
Vì lý do này, anh Quách Thiên Tường (Trưởng bộ môn nghệ thuật nấu ăn trường Nghiệp vụ khách sạn Việt Úc) mỗi lúc lên lớp, bên cạnh những bài học về ẩm thực còn thường xuyên nhắc nhở học sinh bài học về sự kiên nhẫn và tinh thần cầu tiến.
“Chi phí cho những khoá học nghệ thuật ẩm thực không hề rẻ, sách vở phục vụ nhu cầu học cũng rất "mắc". Chính vì thế, học viên chỉ nên học nên theo khi thực sự đam mê. Và khi đã theo thì nên nỗ lực đến cùng.”
Thời lượng làm việc 48 giờ /tuần là hoàn toàn bình thường đối với các đầu bếp nổi tiếng, thậm chí còn có thể nhiều hơn thế nữa. Ngoài ra, thời gian biểu cũng rất khác biệt, có thể là vào sáng sớm, đêm khuya, cuối tuần và cả ngày nếu là dịp lễ.
Điều kiện làm việc cũng gây nhiều khó khăn như: không gian nóng, nhiều vật dụng, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu không cẩn thận khi chế biến thức ăn như : đứt tay, bỏng và trượt té.
Không chỉ là việc chế biến, xào nấu, còn hàng trăm công việc tưởng giản đơn như hướng dẫn khách hàng cách ăn uống, dọn món, tính toán phù hợp từ chợ búa, chế biến cho tới khi món ăn nằm trên bàn và được khách hàng chấp nhận. Bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn phải tươi tắn, niềm nở.
Để trở thành một trong những đầu bếp ở hàng top tại Sài Gòn, anh Quách Thiên Tường (đầu bếp khách sạn) từng bỏ dở ngành cơ khí mà mình theo để mần mò học hỏi. Sau những khoá học "chính quy", anh còn học từ những cuốn sách lận lưng, những tài liệu nước ngoài, và từ những người đi trước.
Theo anh, hiện nay sách vở có nhiều hơn, không khó khăn như trước, cùng đã có nhiều người đi trước so với trước đây. Bởi thế, điều quan trọng nhất là các bạn trẻ không ngại khó, chịu đầu tư và chịu học, nhất định sẽ đến nơi.
Khi cung không đủ cầu
Hiện nay, vì nhu cầu cần người phục vụ nấu bếp, đặc biệt là đầu bếp nên có khá nhiều trường, trung tâm dạy ngành này. Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn, Trường Nghiệp vụ Du lịch Việt Giao, Trường quản lí khách sạn Việt Úc… đều thường xuyên mở lớp dành cho trên dưới 15 người theo học.
Tại các trung tâm, giá học một khoá căn bản dao động từ 1,7 triệu (chưa kể tiền thực phẩm) – đến 2,5 triệu. Chị T. Tú, trung tâm Du lịch Việt Giao cho biết, năm nay khá nhiều bạn trẻ tìm đến học nghề, có cả những học viên mới tốt nghiệp cấp ba. Trong đó khá nhiều chọn nghề nấu bếp, điều này cho thấy thanh niên biết định hướng nghề nhiều hơn trước đây.
Việt Hằng, học sinh Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn cho biết, cô chọn nghề nấu bếp vì sau này phụ mẹ quán xuyến một nhà hàng của gia đình. Nhưng học gần xong lại thấy nên xin việc ở những khách sạn lớn để nâng cao tay nghề, nhiều cơ hội học hỏi.
Sắp tốt nghiệp, nhưng Hằng khoe hiện đang giữ một chân… gọt rau củ, phụ giúp dọn dẹp, giúp những món xào trong một khách sạn. Thu nhập không bằng một nửa tiền… mẹ chu cấp, cô vẫn vui vì xác định “vạn sự khởi đầu nan”, và do chịu học, nhiều cơ hội để học thì nhất định khi có một tay nghề “chắc cú” nhất định sẽ… “làm giàu không khó” trong nghề này.
Theo đầu bếp Thành Trung, tuyển được nhân viên có trình độ rất khó, phần lớn họ chỉ có kinh nghiệm. Vì ngành nghề này còn khá mới và chưa được nhìn nhận đúng vị trí ở Việt Nam. Những người có trình độ nhưng chưa có kinh nghiệm thì đào tạo cũng dễ (nhân viên mới thường có một thời gian chịu sự hướng dẫn của đầu bếp) vì họ nắm được công thức, nên luôn được nhiều ưu tiên khi tuyển dụng.
Không ít người cho rằng những khoá học luôn nặng về lí thuyết, không phù hợp và không cần thiết khi muốn bước chân vào nghề này. Thực tế, khoá học tại trường luôn cân bằng giữa lí thuyết và thực hành, giúp học viên nắm vững các nguyên tắc cơ bản về nấu ăn, kỹ thuật chế biến, yêu cầu vệ sinh thực phẩm và kỹ năng thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được giấy chứng nhận hành nghề. Do đó, bạn không cần bắt đầu từ vị trí thấp nhất khi bước chân vào nghề này.
Người đầu bếp có thể được thưởng xứng đáng khi có nhiều khách hàng yêu thích các món ăn của họ. Phần lớn các ông chủ khách sạn nhà hàng chuộng đầu bếp Việt vì sự lâu dài ổn định chứ không như đầu bếp ngoại quốc - chỉ có thể ký hợp đồng 2,3 năm và họ sẵn sàng bỏ việc đi nước khác nếu nhiều lợi hơn. Tuy nhiên, để trở thành một người giỏi nghề, phải học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi và quốc gia khác nhau. Điều này giúp bạn lĩnh hội các kỹ thuật và công thức món ăn mới cũng như gặp gỡ nhiều người.
Một số lời khuyên của đầu bếp Quách Thiên Tường (Phó CLB Bếp Sài Gòn, Trưởng khoa nghệ thuật ẩm thực trường Việt Úc, đầu bếp khách sạn năm sao tại SG)
Để trở thành bếp trưởng, bạn cần có các kỹ năng sau (nên trau dồi ngay từ khi chọn nghề):
Kỹ năng sáng tạo - phải luôn ý thức cao rằng chế biến trình bày món ăn như một tác phẩm nghệ thuật. Kinh nghiệm và bằng cấp cũng không thể làm được điều này
Kỹ năng quản lý - chịu trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ nhân viên và có khả năng hướng dẫn, chỉ đạo họ lập kế hoạch thực đơn phù hợp thời điểm, giá cả. Chịu áp lực và trách nhiệm từ trên Ban giám đốc đặt xuống.
Kỹ năng tổ chức, tài chính - lập các bảng phân công nhiệm vụ, giao hàng và lưu trữ thực phẩm, có thể thương lượng giá cả và quản lý ngân sách.
Ngoài ra cần sự năng động, luôn cập nhật thông tin, trau dồi ngoại ngữ để có thể đọc tài liệu nước ngoài, giao lưu học hỏi từ bè bạn Á, Âu và trò chuyện để hiểu khách hàng ngoại quốc.
Châm Ngôn Sống : Nếu Tôi Có Cánh Thì Tôi Sẽ Bay,Tôi Có Cánh Ko? Không Có->Tôi Không Thể Bay_____Dù Có Tát Cạn Nước Thái Bình Dương Lên Thì Cũng Không Thể Dập Tắt Được Ngọn Lửa Tình Yêu Tôi Giành Cho Em,Nước Thái Bình Dương Có Thể Cạn Không?Không Thể-> Tôi Không Hề Yêu Em (Giả Tạo Thôi) [color=red]♥♣Sống Trên Đời Mới Chỉ Là Một Nửa...♥♣...Biết Bao Giờ Tìm Được Nửa Thứ2...♣ ♥..♪..♫...Trời Sinh Ra1+1= 2...♫..♪..♥ ♠..♪..♫...Cớ Sao Lại Có2:2= 1...♫..♪..♠một người buông tay, một người ngã một người cất bước, một người chờ một người quay lưng, một người khóc một người ra đi, một người mong một người đã quên , một người nhớ một người cố xóa, một người tìm một người hạnh phúc, một người đau một người ngồi đây lòng nhung nhớ một người ngồi đó tựa vai ai !!![/color]
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề 29/11/2010, 4:55 pm
Chân dung nhà quản trị văn phòng
Hiện nay, công ty, doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần sở hữu một nhà quản trị văn phòng tài năng, nhiệt tình, năng động và biết cảm thông. Tuy không cần trang bị quá nhiều năng lực chuyên môn nhưng một quản trị văn phòng cần biết nhiều kỹ năng.
Không như nhân viên bộ phận khác “việc ai người ấy làm”, nhà quản trị văn phòng gần như phải thâu tóm, nắm bắt được hết những chuyện xảy ra trong công ty. Đôi khi chính nhà quản trị văn phòng phải là người đứng ra giải quyết, cả vấn đề cá nhân lẫn vấn đề chuyên môn nghiệp vụ.
Ngoài việc quản lý giấy tờ, dữ liệu, sổ sách, vấn đề nhân sự, nhà quản trị văn phòng cũng cần phải biết cách dung hoà các mối quan hệ của nhân viên, và tất cả vì lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, họ cần có những kỹ năng sau để làm việc hiệu quả:
Thành thạo các nghiệp vụ văn phòng: Không còn như thời xưa, các tài liệu giấy tờ cứ xếp đống như núi, suốt ngày cắm mặt vào ghi ghi chép chép. Giờ đây, sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại đã giúp ích cho nhà quản trị văn phòng rất nhiều. Chỉ cần nhà quản trị văn phòng trang bị cho mình những kiến thức về máy tính, sử dụng thành thạo các chương trình phần mềm mạng các thiết bị văn phòng như điện thoại nội bộ, máy photo, fax...
Kỹ năng quản lý nhân sự: Tuy người quản trị văn phòng không phải là một giám đốc nhân sự nhưng họ là người thường xuyên tiếp xúc với các nhân viên trong công ty, họ có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, giải đáp những khúc mắc, hóa giải những bức xúc trong lòng những nhân viên trong công việc.
Kỹ năng quản lý dự án: Đôi lúc nhà quản trị văn phòng sẽ đóng vai trò làm người giám sát, đánh giá công việc hoàn thành cũng như năng lực của nhân viên. Vì thế phải trang bị những kiến thức chuyên môn vừa đủ để có thể biết được đội làm dự án đang làm gì, làm như thế nào, kết quả ra sao…
Kỹ năng điều hành cuộc họp: Có thể giữ vai trò điều hành, hoặc chính nhà quản trị văn phòng là người sắp xếp bố trí thời gian họp, thông báo chính xác đầy đủ thông tin giờ họp cho tất cả mọi người. Và trong cuộc họp, nhà quản trị văn phòng có thể đóng vai trò chủ tọa.
Kỹ năng tổ chức: Nếu công ty có quy mô không lớn, nhà quản trị văn phòng đôi khi còn “kiêm” luôn vai trò của cán bộ Công đoàn, chuyên tổ chức các hoạt động, tham quan du lịch, tiệc tùng cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Tất nhiên, họ chỉ làm việc này khi công ty không có cán bộ công đoàn.
Nguồn: Dân Trí
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Giới Thiệu Chi Tiết Về Các Nghành Nghề